“Di dời cảng hàng hóa Tiên Sa ra Liên Chiểu là chủ trương rất đúng”

GD&TĐ - Tại buổi kiểm tra địa điểm dự kiến xây Bến cảng Liên Chiểu và làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng: "Di dời cảng hàng hóa Tiên Sa ra Liên Chiểu là chủ trương rất đúng".

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, tại buổi kiểm tra địa điểm dự kiến xây Bến cảng Liên Chiểu với lãnh đạo TP Đà Nẵng.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, tại buổi kiểm tra địa điểm dự kiến xây Bến cảng Liên Chiểu với lãnh đạo TP Đà Nẵng.

Chiều 28/3, ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cùng đoàn công tác kiểm tra thực tế địa điểm dự kiến xây Bến cảng Liên Chiểu và làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng, quận Liên Chiểu về dự án trọng điểm này.

Qua thực tế khảo sát, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng gợi ý mở một tuyến giao thông kết nối cảng biển Liên Chiểu về với trung tâm TP Đà Nẵng. Theo đó, tuyến này sẽ nối dài đường Nguyễn Tất Thành chạy ven biển để kết nối với cảng Liên Chiểu.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Cảng Liên Chiểu là của cả miền Trung chứ không phải chỉ Đà Nẵng, là 1 trong 3 cảng biển lớn nhất của cả nước. Phía Bắc có Lạch Huyện (tỉnh Hải Phòng), miền Trung phải là Liên Chiểu của Đà Nẵng và phía Nam có Cái Mép-Thị Vải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

"Di dời cảng hàng hóa Tiên Sa ra Liên Chiểu là chủ trương rất đúng. Đà Nẵng vừa qua phát triển rất bài bản, ấn tượng nhưng chúng ta đều hiểu câu chuyện thành phố bắt đầu chững lại và hết dư địa để tăng tốc tiếp", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Vị trí dự kiến xây bến cảng Liên Chiểu.
Vị trí dự kiến xây bến cảng Liên Chiểu.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, Đà Nẵng buộc phải điều chỉnh lại định hướng phát triển, phải tìm hướng đi mới, động lực mới, không gian phát triển mới. Có như vậy Đà Nẵng mới có dư địa để phát triển tiếp, nếu không là chậm lại.

Nhận định Đà Nẵng đứng một mình làm cảng Liên Chiểu là rất khó vì nguồn thu của địa phương những năm qua giảm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ KH-ĐT hoàn toàn ủng hộ theo hướng Trung ương ủng hộ một phần để Đà Nẵng có điều kiện bứt phá.

“Chúng tôi đã thống nhất với TP Đà Nẵng là hỗ trợ cho giai đoạn tới 2.000 tỷ đồng để làm ngay đê chắn sóng. Sau khi làm xong đê chắn sóng sẽ xây đường kết nối lên cao tốc thì đủ điều kiện để các nhà đầu tư có thể vào đầu tư bến cảng ngay”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng về dự án xây dựng Bến cảng Liên Chiểu.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng về dự án xây dựng Bến cảng Liên Chiểu.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, quan trọng nhất bây giờ với Đà Nẵng là phải hoàn thành thủ tục đầu tư nhanh dự án bến cảng Liên Chiểu để tháng 7 tới Quốc hội thông qua thì có thể làm được ngay.

Tại cuộc họp, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng. Đồng thời hứa đẩy nhanh các thủ tục để triển khai dự án bến cảng Liên Chiểu sớm nhất.

Bên cạnh đó, UBND TP Đà Nẵng sẽ chỉ đạo quận Liên Chiểu tận dụng lợi thế này để quy hoạch lại cho phù hợp với đô thị cảng sau này.    

Ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu, TP Đà Nẵng - Phần cơ sở hạ tầng dùng chung.

Giai đoạn đầu đáp ứng thông qua lượng hàng đến 5,0 triệu tấn/năm và phát triển các bến giai đoạn tiếp theo theo quy hoạch nhằm giảm tải cho khu bến Tiên Sa và Sơn Trà, giảm áp lực giao thông đường bộ đi qua nội đô Đà Nẵng; tăng cường kết nối vùng và liên vùng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của TP và trong khu vực.

Dự án gồm các hạng mục chính như kè chắn sóng, đê chắn sóng, luồng tàu, hạ tầng kỹ thuật kết nối có khả năng đáp ứng cho các tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu contaner có sức chở từ 6.000 đến 8.000 Teus Tổng mức đầu tư dự án dự kiến 3.426,3 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ dự án là 2.994,59 tỷ đồng, phần còn lại sử dụng ngân sách địa phương của TP Đà Nẵng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.