Mặt trăng hình thành sớm hơn so với giả định
Công trình nghiên cứu của họ về vấn đề này dựa trên những mảnh đá vụn Mặt trăng, được chở về Trái đất trên những tàu con thoi Apollo. Các nhà khoa học ở ĐH Cologne đã nghiên cứu thành phần hóa học các mẫu đá Mặt trăng này. “Việc so sánh trữ lượng các nguyên tố trong đá Mặt trăng, hình thành trong những giai đoạn khác nhau giúp chúng tôi đánh giá được tuổi của Mặt trăng” – Tiến sĩ Raul Fonseca, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết như vậy.
Phát hiện 3 ngoại hành tinh mới
Nhờ Kính viễn vọng không gian TESS của NASA, các nhà thiên văn học phát hiện 3 ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời) mới, ở cách chúng ta 73 năm ánh sáng. Hệ hành tinh mới được phát hiện có tên là TOI-270. Ngôi sao chủ không giống với Mặt trời của chúng ta trong giai đoạn hiện nay, nhưng việc nghiên cứu ngôi sao chủ này có thể giúp trả lời câu hỏi Mặt trời sẽ ra sao trong tương lai. Kích thước các hành tinh trong hệ TOI-270 gần như bằng nhau. Nghiên cứu hệ sao có thể giúp giải thích liệu các hành tinh khí lớn có hình thành giống như các hành tinh đá hay không.
Tất cả 3 hành tinh nói trên đều quay gần ngôi sao chủ. Chu kỳ quay của chúng lần lượt là 3,36; 5,66 và 11,38 ngày Trái đất.
Kính áp tròng phóng ảnh nhờ chớp mắt
Các nhà khoa học ở ĐH California (Mỹ) vừa chế tạo kính áp tròng, có thể điều khiển bằng chuyển động của mắt. Kính áp tròng được làm bằng vật liệu polymer dẻo, có khả năng thay đổi hình dạng. Chuyển động thích hợp của mắt, chẳng hạn như chớp mắt 2 lần, sẽ giúp kính phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh.
Các nhà khoa học hi vọng, chẳng bao lâu nữa, phát minh của họ có thể được sử dụng trong thiết kế mắt cho robot điều khiển từ xa.