Cuộc sống muôn màu

GD&TĐ - Vào tháng Bảy năm ngoái, các nhà khoa học ở Viên Khoa học Carnegie đã phát hiện 12 vệ tinh mới của sao Mộc. 

Cuộc sống muôn màu

Đặt tên cho vệ tinh sao Mộc

Vệ tinh nhỏ nhất có tên Valetudo. Những vệ tinh còn lại đang chờ để được đặt tên và ai cũng có thể tham gia. Chỉ cần viết đề xuất của mình lên Twitter @jupiterLunacy và giải thích tại sao lại có đề xuất như vậy.

Việc sử dụng hashtag #NameJupitersMoons là bắt buộc. Hạn cuối cùng gửi đề xuất là ngày 15/4/2019.

Đài quan sát thiên văn biến thành “robot”

Giáo sư Hubert Zitt ở ĐH Kaiserslautern (Đức) là người hâm mộ loạt phim viễn tưởng “Chiến tranh giữa các vì sao” của Mỹ. Vừa qua, được sự cho phép của lãnh đạo nhà trường, ông đã thay đổi vẻ bề ngoài Đài quan sát thiên văn của trường thành hình ảnh robot R2-D2 (một nhân vật robot nổi tiếng trong loạt phim “Chiến tranh giữa các vì sao”).

Trong công việc cải tạo Đài quan sát thiên văn, ông Zitt được bố vợ và một số sinh viên tình nguyện giúp đỡ. Bức ảnh Đài quan sát thiên văn sau khi cải tạo được đăng tải trên Internet đã gây ấn tượng mạnh.

Tái chế rác thành nhiên liệu hàng không

Giáo sư Ninh Li ở Viện Hóa Lý Đại Liên (tỉnh Liêu Minh, Trung Quốc) vừa tạo ra quá trình tái chế rác thực vật thành nhiên liệu hàng không. Điều đó diễn ra như thế nào?

Cellulose là loại polimer dễ tìm kiếm và dễ tái chế. Celluloza xuất hiện trên thành các tế bào. Trước đây, các nhà khoa học đã tái tạo thành công celluloza thành ankan và sử dụng như nhiên liệu cho động cơ phản lực.

Còn lần này, nhóm của giáo sư Li đã phát triển được hợp chất phức tạp hơn, có thể được sử dụng làm nhiên liệu cho máy bay với nồng độ đậm đặc hơn. Các nhà khoa học tin rằng chẳng bao lâu nữa công nghệ mới này sẽ được ứng dụng trong sản xuất tiêu dùng.

Theo Interia; Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ