Cuộc sống muôn màu

GD&TĐ -

Cuộc sống muôn màu

Máy ảnh nhanh nhất thế giới

Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ California (Mỹ) vừa chế tạo chiếc máy ảnh nhanh nhất thế giới. Chiếc máy ảnh này có thể thực hiện các bức ảnh với tốc độ chụp 10 tỷ khuôn hình trên giây, nghĩa là đủ nhanh để thăm dò tương tác giữa ánh sáng và vật chất ở thang độ nano. Năm ngoái, kỷ lục về máy ảnh nhanh thuộc về nhóm nghiên cứu ở Thụy Điển với tốc độ 5 tỷ khuôn hình/giây. Những chiếc máy ảnh nhanh như trên tất nhiên không ứng dụng trong lĩnh vực giải trí mà ứng dụng trong khoa học. Theo nhiều nhà nghiên cứu, máy ảnh mới có thể là sáng chế mang tính đột phá.

“Mục sở thị” sao lùn nâu và sao lùn trắng va chạm

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã tìm thấy các chứng cứ về va chạm giữa sao lùn nâu và sao lùn trắng. Sự kiện này có thể được quan sát từ Trái đất vào năm 1670. Sử dụng Kính thiên văn ALMA ở Chile, một nhóm các nhà khoa học đã quan sát phần còn lại sau vụ nổ trong vũ trụ, cách Trái đất 2.000 năm ánh sáng. Vụ nổ là kết quả va chạm của sao lùn trắng (một ngôi sao đã chết) và sao lùn nâu (sao hình thành dang dở). Trên Trái đất, vào năm 1670 có thể quan sát sự kiện này.

Thiết bị theo dõi thông minh từ máy in 3D

Các nhà khoa học ở ĐH Washington (Mỹ) đang phát triển công nghệ in 3D đối với các thiết bị thông minh có khả năng theo dõi tình trạng sử dụng và gửi dữ liệu đi. Năm ngoái, họ đã giới thiệu các thiết bị có thể đo dòng chảy chất lỏng, sau đó gửi dữ liệu thông qua kết nối không dây.

Hiện giờ, các nhà khoa học cho biết, bằng công nghệ in 3D, họ có thể tạo ra chân tay giả hoặc lọ đựng thuốc thông minh có khả năng nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ.

Theo Geekweek; Interia; Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ