Đề tài nghiên cứu của y học Nga
Khi tôi gặp Masha-Dasha lần đầu tiên vào năm 1988, tôi quá đỗi ngạc nhiên: tại sao 2 con người với một cơ thể kỳ lạ đến thế mà lại có thể sống bình thường một cách trọn vẹn? Chị em họ thu hút sự quan tâm của công luận ngay trên sóng truyền hình quốc gia trước 100 triệu dân Nga được chiếu ngay trong Dưỡng trí viện.
Họ từ chối được tách rời thân
Với thể hình dị dạng, chị em họ đã được mang đi điều trị ở một nơi rất xa, cách biệt khỏi sự giám sát của công chúng.
Trong vai trò nhà báo, tôi rất thích thú với cuộc phỏng vấn họ và cảm thấy gần gũi khi bắt chuyện với Dasha, cũng như thích thú với vẻ dí dỏm của cô chị Masha.
Suốt 12 năm sau đó, tình bạn giữa chúng tôi ngày càng gắn bó hơn, tôi cũng nhiều phen sửng sốt khi nhìn thấy cách sinh hoạt của họ. Họ không hoàn toàn giống nhau, vẫn có những nét khác biệt. Nhưng họ có chung ADN và cùng chung môi trường dạy dỗ.
Masha cứng rắn, ích kỷ và có vẻ tàn nhẫn. Nhưng Dasha lại nhẹ nhàng và tử tế với người khác. Giờ đây tôi hiểu vì sao tính cách hai chị em họ lại khác nhau đến thế: họ bị lạm dụng ngay từ khi còn nhỏ.
Căn bệnh trẻ em bị bỏ rơi (CAD) đã gây ra những lệch lạc có thể đã dẫn đến những rối loạn về nhân cách. Y học ngày hôm nay đã khám phá ra rằng các cặp sinh đôi có thể thừa hưởng các đặc tính khác nhau từ cha mẹ họ, trong khi Masha nghiêng về giống cha thì Dasha lại có giọng nói nhẹ nhàng của mẹ.
Các nhà khoa học thời Stalin đã tước họ khỏi vòng tay cha mẹ để tiến hành nghiên cứu về tác động của hệ huyết và hệ thần kinh có trên cơ thể hai chị em.
Người ta đã đặt đá lạnh vào người này để xem phản ứng của người còn lại ra sao. Hai chị em cũng bị làm bỏng, bị bỏ đói, bị thiếu ngủ và kể cả bị “sốc” điện nhằm kiểm tra các phản ứng thế nào. Ngay ở tuổi thiếu nhi, hai chị em vẫn bị cởi truồng để phục vụ cho các hội thảo y khoa với sự hiện diện của các bác sĩ nam giới.
Sau, ở tuổi hai chị em lên 6, lãnh tụ Khrushchev lên thay thế Stalin cầm quyền, đã gửi họ tới một bệnh viện chấn thương chỉnh hình để học cách đi lại bình thường dưới sự dìu dắt của một bác sĩ tận tụy là Nadya.
Cuộc sống chung kỳ lạ
Lời đồn đãi về “cô gái 2 đầu” lan nhanh khắp Moscow và đám đông luôn túm tụm quanh bệnh viện để đợi được tận mắt nhìn thấy 2 chị em. Nhà chức trách Nga buộc phải chuyển họ tới một ngôi trường dành cho người khuyết tật ở miền Nam nước Nga – thời đó gọi là nước Nga Xô Viết – để “người lành mạnh” khỏi trông thấy họ.
Bù lại, học sinh và giáo viên thời đó rất tốt, vì thế mà Dasha cho rằng đó là giai đoạn hạnh phúc nhất trong cuộc đời của hai chị em.
Nữ sinh Dasha được hết thảy mọi người yêu mến, đặc biệt là một bạn trai trong lớp. Trong vòng 4 năm sau đó, chàng trai đã phải lòng Dasha. Nhưng không may cho Dasha là chị gái Masha không muốn “chung đụng” hay làm “nô lệ tình dục” cho kẻ khác. Chúng bạn cũng trở mặt với Dasha, họ trêu Dasha là lớn rồi mà còn bị bắt nạt.
Khi Masha phát hiện ra em gái mình đang yêu, cô liền quyết định rời trường mà không dự kỳ thi tốt nghiệp, trở lại Moscow. Dasha rất đau khổ, cô muốn tự vẫn nhưng Masha đã đập tan ý nghĩ điên rồ đó. Năm 18 tuổi, hai chị em được gửi tới ngôi nhà của một người già, họ sống trong căn phòng bé tí, chả có việc gì để làm trong suốt cuộc đời còn lại.
Nhà văn, nhà báo Juliet và 2 chị em dính liền hông Dasha và Masha |
Dasha đau khổ vì bị mất người yêu Slava, thêm nữa là cảm giác bị ghẻ lạnh do hình thể không bình thường của mình, vì thế bà quyết định sống riêng cho mình.
Nhưng lúc nào Dasha cũng bị chị gái Masha để mắt canh chừng vì Masha thích sống độc thân. Chắc chắn là Dasha không muốn chết. Và suốt 15 năm sau đó, hai chị em cũng không gặp ý trung nhân đồng tuổi, Masha cũng trở nên thất vọng.
Cuối cùng, Masha lên kế hoạch tìm kiếm mẹ đẻ Katya với hy vọng bà sẽ mang họ trở về nhà. Katya tìm được 2 con gái còn sống, nhưng giờ đây bà đã thành một lão bà và sống trong căn hộ một phòng cùng với cậu con trai trưởng thành, vì thế mà ý muốn đem hai con gái về sống chung xem ra không thể được.
Hàng tuần, bà Katya đến thăm con, mang thức ăn do bà tự nấu cho Masha, nhưng chẳng mấy chốc Masha trở nên chán mẹ và tuyên bố không muốn nhìn mặt mẹ nữa. Cả Dasha và bà Katya đều rất buồn với quyết định đột ngột này.
Dũng cảm làm lại cuộc đời
Dasha không thể nào đứng lên để phản đối chị gái, nhưng bà yêu và tôn trọng chị mình. Dasha tin với cá tính mạnh mẽ của chị tất sẽ có một sự lựa chọn đúng. Họ sống ở Moscow suốt 20 năm, sau đó được chuyển đến Dưỡng trí viện, song hầu hết công dân nơi đây lại dọn đi nơi khác, bỏ lại 2 chị em Masha và Dasha.
Bối rối với ý nghĩ cho rằng người ta nghĩ mình là người “ma”, Masha quyết định trốn thoát khỏi khu nhà này. Đó là thời ông Gorbachev cầm quyền, Masha bắt đầu xuất hiện trên ti vi nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng.
Hành động dũng cảm này đã cứu lấy cuộc đời họ. Tôi gặp họ ở khoảng 14-15 năm sau đó, tình bạn lại bắt đầu. Tôi đưa họ đi cắm trại, đi cà phê, ngắm cảnh và để họ chơi đùa với 3 đứa con của tôi.
Tôi lại thấy cảnh Masha kiểm soát em gái và đánh đập Dasha, nhất là khi họ say lúy túy. Khi biết hai chị em có chung nhóm máu, Masha đã ép Dasha phải uống rượu. Vì việc thích uống rượu mà người ta gọi hai chị em là kẻ nát rượu.
Một người thích uống rượu, còn người kia thì không thích lắm |
Sau rốt, khoảng 10 năm cuối đời, tôi lại thấy cuộc sống của chị em họ thay đổi một cách kỳ diệu. Dasha khuyên Masha cai rượu. Họ sống tương đối chan hòa và tình cảm hơn.
Sau khi chị em họ qua đời ở tuổi 53 (họ là cặp song sinh dính liền thân sống lâu nhất thời kỳ đó), tôi quyết định viết một cuốn sách về hai chị em để kể cho công chúng nghe về chuyện đời của họ.
Tôi mất nhiều năm để phác thảo nội dung cuốn sách mô tả cuộc đời nhạy cảm với tình yêu của Dasha. Chị em họ đã sống xuyên suốt 5 thập niên dài từ thời Stalin đến thời Putin.
Câu chuyện của họ là minh họa sống động, giúp cho người khuyết tật có thêm nghị lực để sống tốt và đừng sợ người khác nhìn vào hình dáng bất thường của mình. Dasha muốn tự mình chống lại sự kỳ thị và tôi hy vọng cuốn sách là nguồn an ủi cuối cùng cho chị em họ.