Cuộc sống bí ẩn ở "vương quốc bị lãng quên" trên dãy Himalaya
Theo dõi báo trên
Mustang nằm ở phía tây bắc - vùng xa xôi và hẻo lánh nhất của Nepal, giáp cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc.
Nằm khuất xa trên dãy Himalaya, bao quanh là những ngọn núi cao trên 8.000m, vương quốc Lo xưa cũ sở hữu những khung cảnh đẹp ngỡ ngàng.
Từng là một vương quốc Phật giáo độc lập, Mustang sáp nhập vào Nepal cuối thế kỷ 18, nhưng đến năm 1950 mới thực sự từ bỏ quyền độc lập.
Ở vị trí hiểm trở nên hàng ngàn năm nay, Mustang cách biệt với thế giới và gần như bị quên lãng cho đến khi được các nhà thám hiểm "tái phát hiện" vào năm 1981. Mustang có nghĩa là "đồng bằng phì nhiêu", đây là mảnh đất của những nền văn hóa cổ xưa với những cảnh sắc kỳ thú, tuyệt đẹp. Đến nay, Mustang luôn luôn là vùng đất bí ẩn đầy hấp dẫn với mọi du khách trên thế giới.
Mustang có thể chia ra 2 vùng khí hậu và cảnh quan tự nhiên: Vùng Hạ (Lower Mustang) có nhiều mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu và vùng Thượng (Uper Mustang) kéo dài đến biên giới Tây Tạng (Trung Quốc) với địa hình đa số là cao nguyên đầy sỏi đá.
Khám phá vùng Hạ Mustang (Lower Mustang) với những mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ
Cảnh trên đường đi từ Muktinath tới Kagebi thuộc vùng Hạ (Lower Mustang).
Cánh đồng lúa tuyệt đẹp nằm giữa các dãy núi ở kagbeni thuộc vùng hạ Mustang (Lower Mustang).
Những cánh đồng lúa trong nắng sớm ở Kagbeni - Lower Mustang.
Người đàn ông dắt bò ở Shija jhong cave - Lower Mustang.
Những ngôi nhà còn nguyên nét kiến trúc Tây Tạng từ ngoại thất đến nội thất.
Cảnh núi tuyết nhìn từ làng Chhoser - Lower Mustang.
Bé gái ở Kagbeni - Lower Mustang.
Các ngôi nhà ở đây được xây sát vào nhau để bảo vệ người dân khỏi những cơn gió mạnh thổi vào mỗi buổi chiều.
Khám phá vùng Thượng Mustang (Uper Mustang) với những cao nguyên đầy sỏi đá.
Làng Gyakar - Upper Mustang được bao quanh với những ngọn núi đầy sỏi đá.
Đường dành cho xe jeep ở Upper Mustang đầy hiểm trở, chỉ những tay lái nhiều kinh nghiệm mới dám chinh phục.
Một con đường chỉ có ngựa và người đi bộ mới có thể chinh phục.
Cung điện thuộc sở hữu của một người con vua ở Lo Manthang, kinh đô cổ của vương quốc Lo xưa.
Cuộc sống yên bình ở Lo Manthang. Ngày nay, chính phủ Nepal vẫn hạn chế khách du lịch với mục đích gìn giữ văn hóa, lối sống bản địa khỏi ảnh hưởng của thế giới hiện đại.
Người dân ở Lo Manthang sử dụng nguồn nước tự nhiên chảy từ trên núi làm nước sinh hoạt hàng ngày.
Cậu bé là học viên Học viện Phật giáo ở Lo Manthang.
Chày cối được làm bằng đá tự nhiên âm xuống đất ở Lo Manthang.
Trekker (người tham gia hoạt động dã ngoại) nghỉ trưa tại một nhà hàng ở Ghiling.
Một chàng trai dắt ngựa ở thung lũng sông Kali Gandaki. Trong quá khứ nó là tuyến đường quan trọng trong việc buôn bán muối giữa Tây Tạng và Ấn Độ.
Cát bụi do gió mạnh tạo nên ở Upper Mustang.
Upper Mustang kéo dài đến biên giới Tây Tạng với địa hình đa số là núi đá.
Lê Tuấn Anh hiện là kiến trúc sư đang làm việc tại một tập đoàn lớn. Ngoài công việc hàng ngày anh có niềm đam mê du lịch mạo hiểm và nhiếp ảnh.
Bộ ảnh và video trên được Lê Tuấn Anh thực hiện trong chuyến đi Nepal cùng 2 người bạn kéo dài 3 tuần vào tháng 11/2017. Vùng Thượng Mustang (Uper Mustang) là vùng cao nhất đất nước Nepal và cũng là nơi khó chinh phục nhất do địa hình hiểm trở và phải mất phí 500 USD cho 10 ngày/người, quá hạn, mỗi người phải đóng 50 USD/ngày. Anh cho biết rất ít người Việt Nam đã đến được đây.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.