Trên những dãy núi đẹp chết chóc của Tây Tạng, dân du mục đang săn tìm Đông trùng hạ thảo, loại dược liệu Đông y quý giá. Nhưng họ lo sợ rằng chúng đang cạn kiệt dần.
Dân du mục Tây Tạng trước kia sống bằng nghề nông hoặc chăn nuôi loại bò lông dài nổi tiếng ở đây. Nhưng những năm gần đây, họ tìm được nguồn thu mới từ Đông trùng hạ thảo. Loại thảo dược này xuất hiện khi nấm mọc trên thân sâu bướm, làm chết con vật, sau đó phần mũ nấm trồi lên từ mặt đất. Chúng vốn hiếm nhưng lại mọc nhiều ở các vùng đất cao và nhiệt độ thấp của cao nguyên Tây Tạng.
Suốt nhiều thế kỷ, Đông trùng hạ thảo đã được Đông y xem là thuốc chữa nhiều bệnh từ hen suyễn tới liệt dương. Nhưng cùng với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, nhu cầu đã tăng vùn vụt. Thậm chí, giá của Đông trùng hạ thảo loại tốt tính theo trọng lượng còn đắt hơn vàng.
Người bán Đông trùng hạ thảo trên phố tại thị trấn Sershul, Tây Tạng. Mặt hàng này đã trở thành một phần quan trọng của kinh tế địa phương nhưng cả cung và cầu đều đang trên đà giảm.
Vùng núi Tây Tạng rất rộng và nhiều điểm thu hoạch Đông trùng hạ thảo lại ở rất xa, thế nên dân du mục phải leo trèo vất vả mới tới nơi. Phong cảnh thì đẹp nhưng cực kỳ nguy hiểm.
Mùa thu hoạch thường kéo dài một tháng, vào khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm và đã trở thành phần quan trọng trong kinh tế địa phương. Nhiều dân du mục đã bỏ các nghề truyền thống để chạy theo “cơn sốt vàng” tìm kiếm Đông trùng hạ thảo. Hàng ngàn năm nay, họ sống nhờ chăn bò và gia súc nhưng giờ đây, loại nấm quý này đã trở thành nguồn thu chính cho rất nhiều người. Trong vài tuần, họ có thể kiếm được tương đương cả năm trời.
Hai người hái Đông trùng hạ thảo đang trèo lên sườn đồi trong chuyến thu hoạch.
Vấn đề là ngày càng khó tìm Đông trùng hạ thảo vì chúng không thể mọc kịp nhu cầu của dân Trung Quốc. Mùa thu hoạch năm nay chính là mùa kém nhất từ trước tới nay. Các nhà môi trường học cũng cảnh báo về hậu quả dài hạn với môi trường vốn rất nhạy cảm của vùng cao nguyên này.
Trong khi đó, giá Đông trùng hạ thảo lại đang giảm, nguyên nhân một phần vì chiến dịch chống tham nhũng làm hạ nhu cầu mua làm quà tặng cho quan chức. Ngoài ra, những báo cáo về hàm lượng chất độc arsenic trong Đông trùng hạ thảo cũng khiến dân du mục gặp khó khăn hơn.
Dân địa phương cũng hiểu đây không phải là sinh kế lâu dài và họ sợ một ngày nào đó, Đông trùng hạ thảo sẽ chẳng còn giá trị gì.
Để tìm Đông trùng hạ thảo, dân du mục địa phương phải dựng các trại tạm. Trong ảnh, hai chị em người Tây Tạng đang đứng trước một khu đều đơn sơ như thế.
Đông trùng hạ thảo mọc ở độ cao lớn, vì thế việc khai thác rất khó khăn. Không khí lạnh và loãng càng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Một phụ nữ đang đưa ra loại Đông trùng hạ thảo cao cấp tại khu chợ ở Yushu.
Người bán Đông trùng hạ thảo tập trung tại Sershul.
Một gia đình dân du mục Tây Tạng chở nhau tại gần một khu trại cho người thu hoạch Đông trùng hạ thảo.