Cuộc sống bí ẩn của người Sherp bên dãy Himalaya

GD&TĐ - Chúng ta biết gì về những người Sherp? Rằng đó là những người vô danh giúp cho những du khách leo lên đỉnh núi Everest. Đúng vậy, nhưng hơn thế, đó là một dân tộc - một dân tộc kỳ lạ.

Một gia đình người Sherp
Một gia đình người Sherp

Không có lịch sử và chữ viết

Sherp là một trong số những dân tộc hiện sinh sống ở phía Đông của dãy Himalaya và công việc của họ không chỉ là mang giúp hành lý mà phần lớn trong số họ làm nghề nông. Sherp, diễn dịch ra có nghĩa là “người đến từ phương Đông”. Đã có thời những người Sherp sống ở Tây Tạng. Họ có nguồn gốc Mông Cổ nhưng có mối liên quan với người Tây Tạng về truyền thống, tín ngưỡng và trang phục, ngôn ngữ cũng giống nhau.

Tuy nhiên, những người Sherp lại không có và chưa từng có chữ viết, do đó mà có những khoảng trống nghiêm trọng về lịch sử của họ. Người Sherp theo lịch truyền thống của Tây Tạng nhưng việc xác định ngày sinh của họ là một việc không đơn giản. Họ không quá chú ý đến tính cách của mình, thậm chí là tên của họ được thay đổi trong suốt cuộc đời. Không có chữ viết, không có cả những quy tắc ước định.

Sức mạnh bẩm sinh

Những người Sherp có sức bền đáng ngạc nhiên. Trong khi leo núi họ có thể mang trên người số hành lý vượt quá trọng lượng của chính mình. Họ chịu được sự quá tải mà đối với người châu Âu có khả năng sẽ gây tử vong. Tất nhiên, hiện tượng này đã khiến các nhà khoa học phải quan tâm. Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, ở người Sherp hệ tuần hoàn máu của họ hoạt động khác biệt nên họ chạy nhanh hơn gấp 2 lần so với người châu Âu mà vẫn duy trì nhịp tim và huyết áp tối ưu.

Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ các sản phẩm phân hủy nitơ trong máu người Sherp cao hơn gấp 10 lần so với những người từ nơi khác đến để chinh phục đỉnh Everest. Nitric oxide và các chất chuyển hóa của chất này làm giãn mạch máu nên người Sherp có sức chịu đựng tuyệt vời. Jonathan Stempler thuộc Trung tâm y học ĐH Duca là người nghiên cứu vấn đề này đã nhận định: “Những số liệu thú vị về sức khỏe của người Tây Tạng cho thấy cái cách mà oxit nitric được sử dụng để bù đắp hiệu ứng tiêu cực trong tình trạng liên tục thiếu oxy ở độ cao lớn.

Bản thân những người Sherp cũng có triết lý về vấn đề này. Tenzing Norgey là người Sherp nổi tiếng nhất (người đầu tiên cùng với Hillary đã chinh phục Everest), mô tả: “Cậu bé Sherp ngước nhìn lên trên - cậu nhìn trái núi. Sau đó cậu nhìn xuống dưới và nhìn hàng hóa. Cậu vác hàng lên và đi lên núi. Cậu không nhìn thấy bất cứ điều gì bất thường hoặc khó chịu. Đi cùng với hàng hóa - tình trạng tự nhiên của cậu, và dù sao thì gánh nặng với cậu cũng là một phần của cơ thể”.

Người Sherp ăn uống không theo quy tắc nào. Không như hầu hết người Ấn độ và Pakistan, người Sherp gần như ăn uống tạp nham. Họ có thể bình thản sử dụng bất kể đồ hộp nào mà những người leo núi thường mang theo khi đi chinh phục đỉnh núi. Họ không ngại ngần uống rượu, hơn thế người Sherp có cả đồ uống có cồn gọi là Chang. Đó như là bia của người Sherp, được làm từ gạo, lúa yến mạch hoặc những loại ngũ cốc khác, thường được uống bằng ống hút. Người Sherp thậm chí không từ chối thuốc lá. Và nói chung thì họ cố gắng sống mà không bị hạn chế bởi những quy tắc. Tuy vậy, trước và trong khi leo núi người Sherp không hút thuốc lá, điều này không gây ra cho họ bất cứ hội chứng cai nghiện nào.

Gia đình

Cần phải nói rằng người Sherp khá dân chủ so với phần lớn các dân tộc châu Á. Thậm chí cả về vấn đề giống nòi, họ cũng không có luật định nghiêm ngặt. Vì vậy, theo truyền thống, phụ nữ Sherp được coi là chủ nhà, họ có thể bình đẳng với đàn ông trong việc tham gia leo núi. Mặc dù có vóc dáng thấp bé, thậm chí là còi cọc thì họ vẫn có thể mang hàng hóa gần với trọng lượng cơ thể của mình. Công việc có tính “đàn ông” như vậy chẳng có gì là đáng xấu hổ đối với phụ nữ Sherp.

Tình trạng đa thê ở tộc Sherp không thực sự phổ biến. Tuy vậy, tình trạng đa phu lại là phổ biến - một người phụ nữ là vợ chung của vài người anh em ruột, và như vậy thì tài sản trong gia đình sẽ được bảo tồn. Trong số các gia đình Sherp cũng có ly hôn, nhưng người đề quyết không thể ly hôn nếu không trả một số tiền lệ phí nhất định.

Tôn giáo

90% người Sherp là Phật tử. Họ tin vào sự hóa thân và thường đi lễ ở các ngôi chùa Phật giáo, tuy nhiên tín ngưỡng của họ không mang tính nghi thức. Họ không bị lệ thuộc vào tín ngưỡng, họ mang đức Phật ở trong tim. Người Sherp không cuồng tín.

Theo như Tezing Norgey thừa nhận “những nghi lễ quan trọng nhất có liên quan đến việc ra đời, lấy vợ và cái chết. Chúng tôi hỏa táng người quá cố, ngoại trừ trẻ nhỏ được chôn cất tử tế. Những người khác sau khi chết được để trên núi cao, hoặc là mọi người, hoặc là chính thiên nhiên sẽ mai táng họ”.

Người Sherp sống trong ba cuộc đời: trong dân tộc của mình, trong tín ngưỡng của mình và trong công việc của mình. Ba cuộc đời của họ không thể tách rời nhau.

Phát triển

Sherp không phải là một dân tộc có nguy cơ tuyệt chủng. Dân số của họ thường xuyên tăng lên. Có sự phát triển về giáo dục và nhận thức công dân cũng được nâng cao. Họ lúc nào cũng muốn độc quyền với Everest và thậm chí là muốn đóng cửa việc leo núi của du khách. Sau sự “bùng nổ” hội chứng Everest, nhiều người từ thế hệ Sherp mới đã trang bị cho mình những nghề nghiệp không phổ biến, trong đó có cả ngành luật. Người Sherp luôn luôn coi mình là người lữ hành. Việc chinh phục những đỉnh cao mới đã ngấm vào máu dân tộc này.

Theo Discovery

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.