Cuộc gặp với Mỹ là một phần thưởng của Triều Tiên

GD&TĐ - Trong vòng ít nhất 2 thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tìm kiếm một cuộc gặp cá nhân đối với một tổng thống Mỹ.  

Giám đốc văn phòng an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà trắng
Giám đốc văn phòng an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà trắng

Giờ đây, khi một cuộc họp bất ngờ có khả năng diễn ra, các nhà phân tích lo ngại rằng chính quyền ít người của ông Trump có thể thiếu sự chuyên nghiệp để biến một sự kiện chính trị từ lâu Bình Nhưỡng mong chờ thành một cơ hội ý nghĩa nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân hay không.

Hôm 9/3, các quan chức Hàn Quốc nói rằng ông Trump gần như đồng ý ngay lập tức gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un vào tháng 5 mà không có điều kiện trước. Thậm chí những người đề xuất phương án ngoại giao với Triều Tiên cũng lo rằng chính quyền Mỹ có thể vội vàng tiến hành gặp gỡ mà có ít thời gian để chuẩn bị.

Một cuộc họp mà trong đó lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên ngồi lại với nhau thường có thể xảy ra sau khi mỗi bên đưa ra ít nhất một vài thỏa thuận cụ thể - bà Suzanne DiMaggio – một thành viên cao cấp của nhóm nghiên cứu New America cho biết.

“Việc này cần phải tiến hành cẩn thận với rất nhiều công tác chuẩn bị. Nếu không, sẽ có nguy cơ cuộc họp sẽ chỉ là hình thức mà ít chất lượng. Giờ đây, ông Kim Jong un đã đặt ra chương trình và thời gian, trong khi đó chính quyền của ông Trump thì đang phản ứng. Chính quyền Mỹ cần hành động nhanh hơn để thay đổi vấn đề này” – bà nói.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson được cho là đã công khai mâu thuẫn với Nhà trắng về vấn đề Triều Tiên, hôm thứ 5 tuần trước, chỉ vài giờ trước khi tuyên bố về một cuộc họp, ông nói “chúng tôi còn cách các cuộc đàm phán một khoảng cách dài”.

Ông Joseph Yun, đại sứ Mỹ phụ trách đàm phán với Triều Tiên đã nghỉ việc vào tuần trước và ông Trump vẫn chưa cử một đại sứ tới Hàn Quốc.

Một chuyên gia của trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế là Bonnie Glaser nói rằng “cuộc gặp giữa ông Trup và ông Kim thể hiện cả nguy cơ và cơ hội. Phía Mỹ cần phải chuẩn bị rất, rất kỹ và biết chính xác mình muốn đạt được điều gì, cũng như họ sẵn sàng cho đi điều gì để đáp lại”.

Một phần thưởng đối với Triều Tiên

Các nhà phân tích nói rằng Triều Tiên đã tìm kiếm một cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Mỹ như là một cách để đảm bảo tính hợp pháp quốc tế, điều đã cản trở những chính quyền trước đây của Mỹ chấp nhận lời mời của Bình Nhưỡng.

Theo giáo sư Robert Kelly của Đại học quốc gia Pusan của Hàn quốc, “cuộc họp là một phần thưởng đối với Triều Tiên. Nó mở rộng uy tín của cuộc họp vì có sự tham gia của người đứng đầu cường quốc thế giới và có nền dân chủ hàng đầu. Do đó chúng ta không nên thực hiện, trừ khi có được một sự nhượng bộ ý nghĩa từ Triều Tiên. Đó là lý do vì sao các tổng thống khác chưa làm việc này”.

Nếu như cuộc họp thất bại, tổn thất của nó có thể cao hơn trước đây – các nhà quan sát cho biết – khi  mà Triều Tiên vẫn kiên quyết sở hữu kho vũ khí hạt nhân và ông Trump đã nói có thể cần tới các cuộc tấn công quân sự để loại bỏ những vũ khí này.

Giám đốc văn phòng an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong nói với các phóng viên ở Nhà trắng sau cuộc gặp với ông Trump rằng ông Kim Jong un đã “cam kết phi hạt nhân hóa” và dừng các cuộc thử tên lửa và hạt nhân. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn chưa đưa ra thêm thông tin chi tiết.

“Chưa bao giờ có cuộc gặp giữa Triều Tiên và Mỹ và nếu có một cuộc họp diễn ra sau khi Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân thì điều này đưa ra một tín hiệu rằng Mỹ sẵn sàng chấp nhận thỏa thuận với Triều Tiên trên cơ sở đó” – chuyên gia Zhao Tong tại trung tâm Carnegie – Thanh Hoa ở Bắc Kinh, Trung Quốc cho biết – “Điều này đã giúp mang lại mục tiêu đầu tiên của Triều Tiên, thậm chí ngay cả khi không có gì đạt được trong cuộc thảo luận ở cuộc họp”.

Một quan chức cấp cao của ông Trump đã được chọn để có một cách tiếp cận khác biệt so với các tổng thống trước. Trong đó bao gồm tránh các cuộc hội đàm cấp thấp đã từng thất bại trong quá khứ để ưu tiên nói trực tiếp với ông Kim vì một mình ông ấy có thể đưa ra quyết định.

Năm 2000, một nhân vật quyền lực trong các lực lượng vũ trang Triều Tiên tên là Marshal Jo Myong rok đã trở thành quan chức đầu tiên và cao cấp nhất Triều Tiên tới Nhà trắng và gặp một tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton.

Ngay sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright đã tới Bình Nhưỡng để gặp lãnh đạo Triều Tiên khi đó là Kim Jong Il. Chuyến đi này chỉ đặt nền móng cho chuyến thăm của ông Clinton sau khi ông ấy rời nhiệm sở.

Trong thời gian ông Obama làm tổng thống, các quan chức Triều Tiên cũng tìm kiếm một bước đột phá với Mỹ nhưng đã thất vọng khi các quan chức Mỹ không đưa ra một sự nhượng bộ ngoại giao nào.

Các nhà quan sát tin tưởng vào quan điểm cứng rắn của ông Trump cùng với việc chuẩn bị cho cuộc đàm phán sẽ tạo ra sự khác biệt lần này.

“Bình Nhưỡng phải nghiêm túc về việc phi hạt nhân hóa. Đồng thời, chính quyền ông Trump phải tiếp tục sử dụng các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất để tạo ra áp lực tối đa trước cuộc họp vào tháng 5 tới” – Giám đốc trung tâm nghiên cứu Foundation for Defense of Democracies ở Washington, Mỹ cho biết.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ