Cuộc đua 5G của các cường quốc

GD&TĐ - Mỹ và Trung Quốc đều ở vị trí dẫn đầu trong cuộc đua 5G - hay còn được biết đến là mạng không dây thế hệ thứ 5 - dự kiến sẽ mở đường cho nhiều loại hình dịch vụ mới, theo một cuộc khảo sát trong ngành công nghệ.

Mạng 5G là cái tên mà các cường quốc đang theo đuổi một cách rốt ráo
Mạng 5G là cái tên mà các cường quốc đang theo đuổi một cách rốt ráo

Báo cáo cho thấy Mỹ đã thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc về việc “sẵn sàng” cho hệ thống không dây siêu nhanh, đồng thời có nhiều dự án triển khai 5G được lên kế hoạch cho năm 2019 hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Công ty nghiên cứu Analysys Mason cho Tập đoàn công nghiệp không dây CTIA, cho thấy Mỹ đã vượt mặt Hàn Quốc trong tính “sẵn sàng” để triển khai 5G trong năm qua, đứng lên vị trí ngang hàng với Trung Quốc nhờ vào các khoản đầu tư đáng kể vào hệ thống 5G.

Chủ tịch CTIA Meredith Attwell Baker cho biết trong một tuyên bố: “Mỹ đã có những bước tiến ấn tượng trong việc chuẩn bị triển khai công nghệ mới nhưng cần nhiều hơn nữa để duy trì vị thế. Chúng tôi không thể tự mãn vì cuộc đua 5G giờ mới thực sự bắt đầu. Chúng tôi phải nhân đôi nỗ lực của mình để chống lại tham vọng và đầu tư vào 5G của Trung Quốc và các nước khác”.

Các nhà phân tích dự kiến mạng 5G sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dữ liệu cho các phương tiện độc lập, y học từ xa và các dịch vụ khác sử dụng nhiều dữ liệu. Quan chức Mỹ đã tìm cách ngăn chặn các công ty Trung Quốc (như Huawei) triển khai các hệ thống 5G trên cơ sở an ninh quốc gia, dấy lên mối lo ngại rằng điều này sẽ làm chậm quá trình triển khai các mạng tốc độ cao.

Kể từ năm 2018, Mỹ đã liên tục thúc ép các đồng minh như Australia, New Zealand, Nhật Bản, Canada, Ý… sớm cấm tập đoàn Huawei tham gia phát triển mạng 5G tại các quốc gia này. Phía Huawei đã liên tục bác bỏ cáo buộc của Mỹ và các quốc gia khác. Hồi đầu tháng 3/2019, tập đoàn Huawei đã chính thức đâm đơn kiện chính phủ Mỹ vì những cáo buộc vô căn cứ, đặc biệt là lệnh áp đặt và cấm bán các thiết bị điện tử, viễn thông của công ty mà không có lý do chính đáng.

Các quan chức Mỹ cũng đã đưa ra ý tưởng về mạng 5G được chính phủ hỗ trợ có thể sẽ an toàn hơn trước các hoạt động gián điệp từ bên ngoài, một ý tưởng bị phản đối mạnh mẽ bởi ngành công nghiệp viễn thông. Theo báo cáo, Mỹ đang dẫn đầu với 92 đơn hàng 5G thương mại được lên kế hoạch trong năm 2019 nhưng cũng cảnh báo rằng các nhà khai thác mạng không dây của Trung Quốc đang tiến hành với quy mô rất lớn.

Điều này cũng nhấn mạnh việc Trung Quốc vẫn giữ được lợi thế cơ sở hạ tầng đáng kể, theo báo cáo. Một nghiên cứu gần đây cho thấy Trung Quốc có trên 14 tháp di động không dây trên 10.000 người, so với tỉ lệ là 4,7 ở Mỹ.

Báo cáo cho biết để duy trì tăng trưởng trong không gian 5G, Mỹ cần phải làm nhiều hơn để phân bổ phạm vi của mạng không dây và trong một số trường hợp cần gán lại các băng tần hiện đang được sử dụng cho các mục đích khác. Theo kết quả khảo sát, Hàn Quốc đang đứng thứ ba về mức độ sẵn sàng cho mạng 5G, tiếp theo là Nhật Bản, Anh và Ý.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.