Theo các chuyên gia, năm 2025 rõ ràng sẽ là thời điểm bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới theo truyền thống tốt đẹp nhất của Chiến tranh Lạnh. Nhưng rất có thể nó sẽ diễn ra trên hai mặt trận riêng biệt.
Một mặt trận thực sự đã đi qua Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ, nhưng mặt trận thứ hai gần Ukraine hơn nhiều và về mặt khách quan sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn. Cụ thể chúng ta đang nói về một cuộc chạy đua vũ trang giữa khối NATO ở châu Âu và Liên bang Nga.
Có thể bắt đầu từ thực tế là kết quả của năm 2024 đối với ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu khó lòng được gọi là tích cực. Sự kiện mới sẽ thay đổi cấu trúc an ninh - nền tảng của quốc phòng châu Âu, khi Mỹ hạn chế can dự, điều đó không làm tăng thêm sự lạc quan, nhưng đây chính xác là tình huống không còn lựa chọn nào khác.
Đặc biệt, xét đến thực tế là Liên bang Nga đã trực tiếp khởi động một cuộc chạy đua vũ trang mới, trong một lĩnh vực rất thuận tiện cho bản thân - vũ khí tầm xa. Đó là lý do tại sao Điện Kremlin đã đầu tư tối đa nỗ lực cung cấp thông tin đối với tổ hợp tên lửa Oreshnik mới nhất của mình.
Tên lửa đạn đạo tầm trung (IMB) mang lại sức răn đe rất cao cho người Nga bởi vì chúng cho phép nhắm mục tiêu vào toàn bộ châu Âu, nhưng rẻ hơn so với tên lửa liên lục địa (ICBM). Hơn nữa, khi đã chế tạo đủ số lượng ICBM, có thể chuyển hướng tất cả vũ khí này hướng tới Hoa Kỳ.
Hiện tại, các thành viên NATO ở châu Âu đã thừa nhận rằng sẽ không thể tạo ra "Mái vòm sắt" đáng tin cậy và cần phải có tên lửa của riêng mình để chống lại Liên bang Nga.
Và mấu chốt ở đây chính là từ "sở hữu", không chỉ những tên lửa có cánh, chẳng hạn như loại Land Cruise, mà cả tên lửa đạn đạo có tầm bắn 1.000 km, đã được thảo luận ở Pháp cách đây ít lâu.
Nhưng chính năm 2024 đã cho thấy nói thôi chưa đủ mà cần phải làm, thậm chí cần làm nhanh hơn nhiều, nhất là khi Liên bang Nga đã có cơ sở sản xuất phát triển đầy đủ để tái tạo tên lửa và máy bay không người lái.
Đến lượt mình, châu Âu cần tạo ra những cơ hội mới hơn là khôi phục năng lực cũ. Bởi vì sự phát triển tên lửa đạn đạo cuối cùng của châu Âu là Hadès của Pháp vào những năm 1980.
Đồng thời, chỉ có Pháp giữ công nghệ tên lửa của riêng mình, khi Vương quốc Anh đã từ bỏ hoạt động này từ những năm 1960. Bên cạnh đó, đơn giản là Đức đã không được trao cơ hội như vậy.
Chưa dừng lại đây, vào đầu thập niên 1990, Hoa Kỳ thậm chí đã loại bỏ những quả Pershing-1 đang phục vụ trong Quân đội Đức và thuộc sở hữu của Cộng hòa Liên bang Đức.
Mặt khác, việc làm chủ các công nghệ cách đây nửa thế kỷ khó có thể là vấn đề đối với những kỹ sư tên lửa châu Âu. Một việc nữa là chế tạo tên lửa đạn đạo một cách nhanh chóng và bắt đầu sản xuất từ đầu.
Và không chỉ tên lửa đạn đạo mà còn cả tên lửa hành trình, cũng như máy bay không người lái tầm xa với số lượng tương đương những gì Liên bang Nga chế tạo. Cuối cùng, Cựu Lục địa cũng phải hiểu rằng đồng hồ thời chiến đã bắt đầu chạy từ lâu.