Cùng thay đổi để học sinh hạnh phúc

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 29/3, hội thảo khoa học “Chúng ta cùng thay đổi để học sinh hạnh phúc” được tổ chức tại Trung tâm Văn hoá tỉnh Bạc Liêu.

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: NTCC
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: NTCC

Hội thảo do Sở GD&ĐT Bạc Liêu phối hợp với Trường Đại học Sư phạm TPHCM thực hiện.

Đại biểu tham dự là lãnh đạo, cán bộ của Sở GD&ĐT Bạc Liêu; các phòng ban chuyên môn và các Phòng GD&ĐT quận, huyện; các trường THPT và đại diện Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

Chương trình nhằm chia sẻ kiến thức, kỹ năng nhằm nhận diện được những khó khăn của học sinh đến trường, từ đó xác định và thực hiện những biện pháp cụ thể để hỗ trợ học sinh.

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NTCC

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NTCC

Ngoài ra, các chuyên gia còn chia sẻ kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc; tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động, góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.

Cụ thể, các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục trao đổi các vấn đề cấp thiết trong việc xây dựng trường học hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay như: Xây dựng bộ tiêu chí xác định trường học hạnh phúc tại tỉnh Bạc Liêu; Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và giáo viên tỉnh Bạc Liêu để phát triển cảm nhận hạnh phúc; Xây dựng kênh tư vấn, hỗ trợ và truyền thông trong quá trình xây dựng trường học hạnh phúc tại tỉnh Bạc Liêu.

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: NTCC

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: NTCC

GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM cho rằng, từ những thành tựu đã đạt được, nhà trường sẽ tiếp tục nghiên cứu, tư vấn để đảm bảo hiệu quả của việc xây dựng trường học hạnh phúc tại tỉnh Bạc Liêu đạt được kết quả mong đợi.

"Hành trình này không chỉ là việc chia sẻ kinh nghiệm mà còn chuyển giao kết quả nghiên cứu và nhất là lan tỏa các mô hình thành công để đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và khả thi", ông Sơn cho hay.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ