Cùng chuyên gia chẩn đoán và điều trị Mers - CoV

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) giải đáp những khúc mắc xoay quanh dịch MERS-CoV đang gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Cùng chuyên gia chẩn đoán và điều trị Mers - CoV
Thông tin từ Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, – CoV là virus mới thuộc dòng betacoronavirus C, xuất hiện lần đầu vào tháng 9/2012 tại Ả Rập Xê Út.
MERS – CoV nguy hiểm ở chỗ có thể lây truyền từ động vật sang người. Nguồn gốc của loại virus này hiện chưa rõ ràng nhưng nhiều nghiên cứu ghi nhận, MERS - COV xuất phát từ dơi, lan truyền sang lạc đạc và sau đó, lây nhiễm cho người.

Cùng chuyên gia chuẩn đoán và điều trị Mers - CoV - Ảnh 1

Nhiều nghiên cứu ghi nhận virut MERScó nguồn gốc từ dơi, lây truyền qua lạc đạc và gây nhiễm cho người.
Đường đi của MERS - COV từ động vật sang người chưa được xác định, nhưng các chuyên gia nghi ngờ, lạc đà là "ổ chứa" MERS – CoV, bởi virus phân lập từ lạc đà có cấu trúc di truyền tương đồng cao với virus phân lập từ MERS tại Omanm Qatar, Ai Cập.
Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp cho biết, người nhiễm MERS-CoV có triệu chứng lâm sàng như sau: "Thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 đến 14 ngày. Triệu chứng khởi phát thường gặp là: sốt, ho, ớn lạnh, đau họng, đau cơ – khớp. Sau đó bệnh nhân bị khó thở và bệnh tiến triển nhanh tới viêm phổi".
"Khoảng 1/3 số bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn và tiêu chảy, một nửa số bệnh nhân tiến triển thành viêm phổi và 10% tiến triển thành ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển)".

Theo Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, hầu hết bệnh nhân nhiễm MERS-CoV ở thể nặng đều có biểu hiện viêm phổi tiến triển thành ARDS. Một số bệnh nhân có thể có tổn thương thận cấp. 

Các bệnh nhân mắc hội chứng ARDS nếu cho thở bằng máy không thấy hiệu quả phải chuyển sang dùng màng trao đổi oxy ngoài cơ thể (ECMO). 

Các biểu hiện lâm sàng khác cũng có thể xuất hiện trong quá trình diễn tiến bệnh như: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, viêm màng ngoài tim, đông máu rải rác nội mạch, sốc và tổn thương thận cấp.

Cùng chuyên gia chuẩn đoán và điều trị Mers - CoV - Ảnh 2

Tại châu Á, Hàn Quốc là quốc gia có số ca mắc MERS-CoV và tử vong cao nhất sau vùng Trung Đông.
Về phác đồ điều trị, bác sỹ Cấp cho biết: "Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho MERS-Cov. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các chuyên gia đã chứng minh, Ribavirin và IFN-alpha-2a có tác dụng chống Coronavirus trên invitro.".
"Các biện pháp điều trị không đặc hiệu bao gồm: Đảm bảo nước, điện giải, hạ sốt, giảm đau, kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn. Xử lý suy hô hấp: Cho nằm đầu cao 30-45 độ…"
Về phương án dự phòng nhằm ngăn dịch MERS – CoV lan rộng ra cộng đồng, bác sỹ Cấp chia sẻ, mọi người phải tránh tiếp xúc với lạc đà, rửa tay sau tiếp xúc, tránh uống sữa lạc đà sống, tránh ăn thịt chưa được nấu chín kỹ hay thực phẩm có thể bị ô nhiễm dịch tiết, nước tiểu lạc đà. Người chăm sóc, xử lý lạc đà ốm, chết cần được trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ.
Khách du lịch hạn chế đến những khu vực đang có dịch. Nếu xâm nhập khu vực đó hoặc có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm hoặc đã nhiễm MERS-Cov cần tự cách ly, theo dõi sát sao thân nhiệt trong vòng 14 ngày. Phải đến bệnh viện ngay khi thấy sốt hoặc có các triệu chứng về hô hấp.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảnh báo về dịch MERS-CoV
Bộ trưởng Kim Tiến khẳng định: “Nguy cơ xâm nhập dịch bệnh MERS-CoV vào Việt Nam không phải chỉ là có mà còn là nguy cơ khá cao. Chúng ta phải xem lại kinh nghiệm của Hàn Quốc và cảnh báo về dịch bệnh MERS-CoV của Trung Đông”.
Về các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh xâm nhập, Bộ trưởng Kim Tiến cho biết: “Bộ Y tế đã họp khẩn cấp với một số đồng chí Ban chỉ đạo và các tổ chức Quốc tế để chuẩn bị các chương trình đối phó với dịch bệnh. Trong thời gian qua, Bộ Y tế, các đồng chí lãnh đạo Bộ, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc liên quan cũng như một số Sở y tế… đã thành lập 4 đội phản ứng nhanh và tham mưu để Chính phủ ra công điện.”.
Trên tinh thần tích cực, chủ động trong việc ứng phó với dịch bệnh, Bộ trưởng Kim Tiến nhấn mạnh: “Dù nguy cơ của dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam là cao hay không cao, nhưng chúng ta không đươc chủ quan, lơ là, phải quyết liệt, sâu sát và chi tiết.”
Về kế hoạch ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu lên các phương án: “Đầu tiên, chúng ta phải kiểm tra những nơi nào có người Hàn Quốc sống nhiều tại Việt Nam và giám sát chặt chẽ. Thứ hai là theo dõi tại cộng đồng, liên tục theo dõi bệnh phẩm, với những mẫu bệnh phẩm khác nhau".
Theo doisongphapluat.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội học thực hành. Ảnh: Website nhà trường

Các trường có 'nhờn luật'?

GD&TĐ - Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có Kết luận về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học...