Cú sốc của mẹ đơn thân khi chuyển sang Nhật sống

 Khi cho con theo học ở ngôi trường đầu tiên, Mater Mae đã không thể ""tìm được tiếng nói chung"" với các thầy cô giáo.

Cú sốc của mẹ đơn thân khi chuyển sang Nhật sống

Trước khi đến Nhật, Mater Mea và con trai sống tại Philadelphia, Mỹ. Con trai 8 tuổi của Mater Mea từ bé đã được dạy để trở thành một cá nhân mạnh mẽ, dám thể hiện cái tôi và ý kiến riêng. Việc chuyển đến Tokyo đã làm thay đổi khá nhiều suy nghĩ của người mẹ đơn thân, nhưng với sự quan tâm duy nhất là con trai, Mater Mea đã luôn nỗ lực để vận hành cuộc sống theo cách cô mong muốn. Dưới đây là bài viết của Mater Mea về quá trình hòa nhập với cuộc sống mới. 

Khi tôi đưa ra quyết định chuyển sang Nhật cùng con trai của mình, Chris, tôi hoàn toàn không chuẩn bị. Chắc chắn, tôi đã nhận thức được cú sốc văn hóa và những thách thức mà tôi sẽ chịu đựng với jet lag và mất ngủ do lệch múi giờ. Nhưng tôi đã không chuẩn bị cho việc di chuyển đến một đất nước mới sẽ thay đổi mối quan hệ của tôi với con trai mãi mãi.

Sau nhiều năm làm mẹ đơn thân tại Mỹ, tôi có thể nói với bạn rằng một single mom ở nước ngoài là điều hoàn toàn khác biệt. Là một bà mẹ đơn thân, bạn trở nên thành thạo với mọi chuyện khi phải tự mình đưa ra quyết định vì bạn không có lựa chọn thực sự. Nhưng ở đây, không giỏi tiếng Nhật, không có kiến thức địa phương hay cách thức làm việc, tôi buộc phải dựa vào người khác để giúp tôi thực hiện những điều tôi đã quen tự làm. Tôi phải học cách yêu cầu giúp đỡ và điều đó thật khó cho tôi cũng như bản ngã của tôi. Ở đây, tôi được dạy để nhận ra rằng điều đó được chấp nhận bởi vì tôi không thể làm tất cả mọi thứ một mình.

Tôi sẽ thành thật mà nói rằng: 5 tháng qua đối với tôi là một cuộc đấu tranh. Tôi đã không kiểm soát được sự căng thẳng và nó là thử thách cho cả hai chúng tôi để thích ứng. Khi sống ở Philadelphia, Chris học ở một trường cấp tiến. Đó là một môi trường rất thoải mái, cho phép con phát triển tính cá nhân và có thể phản hồi lại sự giáo dục của con. Trường học như vậy khá phù hợp với cách tôi dạy con từ khi con sinh ra, vì vậy nó đem đến sự hài lòng cho cả hai chúng tôi.

cu-soc-cua-me-don-than-khi-chuyen-sang-nhat-song

Học tập tại một trường học ở Nhật, Chris phải làm quen với những điều bắt buộc mà trước đó cậu bé chưa từng được biết đến.

Khi chúng tôi chuyển tới Tokyo, tôi đã ghi danh cho con ở một trường có mối quan hệ với nơi tôi làm việc. Tôi đã nghiên cứu từ xa trong khả năng của mình về trường học này, nhưng về cơ bản là chính sách giảm học phí và một cuộc bỏ phiếu trước đó. Tôi đã không tính đến là trường học phù hợp với phương pháp sư phạm cá nhân của chúng tôi như thế nào. 

Đó là một trường công giáo truyền thống, thực hiện nội quy thống nhất và có một lịch trình cứng nhắc cùng quy tắc với bài tập về nhà. Một số thách thức của Chris tại trường học là theo kịp tốc độ làm bài tập ở nhà, bài kiểm tra (cả tôi và con đều không thích điều này), mặc đồng phục hàng ngày và chút vấn đề đối với bản thân con. Cố gắng tuân theo những quy định của trường, tôi hướng dẫn cho con chải tóc và buộc gọn gàng ra phía sau theo cách một đứa trẻ 8 tuổi có thể làm, nhưng rõ ràng đó là một vấn đề cá nhân. 

Ngoài điều chỉnh này, Chris có dấu hiệu căng thẳng rất sớm. Con nhai ngấu nghiến những gì con lấy được; con bực bội và khó chịu nếu có điều gì đó thay đổi trong lịch trình của chúng tôi mà không báo trước. Tôi hiểu rằng nhu cầu của con đã thay đổi quá mạnh thực sự là một thách thức. Tôi không chắc chắn rằng mình đã sẵn sàng cho điều đó. Phải mất một thời gian dài để chúng tôi học cách giao tiếp hiệu quả và tôi tìm ra cách hỗ trợ con. 

Sau tuần đầu tiên ở trường, tôi đã lên kế hoạch gặp giáo viên của con để nói với cô về những khó khăn của mình và xem liệu chúng tôi có thể cùng nhau giải quyết hay không. Thay vào đó, giáo viên của Chris liệt kê tất cả những thách thức trong học tập mà tôi đã biết - và thông báo cho cô trước khi đến - nhưng cô không thảo luận về bất kỳ cách can thiệp hoặc giải pháp nào. Thất vọng, tôi đã nhờ sự trợ giúp của hiệu trưởng nhưng sau đó, tất cả đều không có kết quả. 

Sau cuộc họp thứ 5 của tôi với trường học, rõ ràng là tôi sẽ không đi đâu cả. Tôi cảm thấy bất lực và thất vọng. Mặc dù tôi đã phản bác lại nhưng họ nhấn mạnh rằng con tôi cảm thấy hạnh phúc ở trường và chẳng có gì cần phải giúp đỡ - khác hẳn với một cậu bé tôi nhìn thấy ở nhà. Tôi biết đó chỉ là Chris "đeo mặt nạ" và giữ chiếc "mặt nạ" đó khi ngồi học, nhưng lúc về nhà thì nó đã rớt xuống. Chỉ đến khi tôi thấy nó bắt đầu ảnh hưởng đến "bản sắc" cá nhân của con, tôi đã quyết định cần một trường khác. 

Suốt một cuộc trò chuyện, tôi hỏi Chris về cảm giác của con như thế nào khi sống ở Nhật. Con nói với tôi rằng con thích ở đây, nhưng con cảm thấy trường học muốn thay đổi con. Con khẳng định mình ổn với chuyện phải mặc đồng phục và việc học hành ở trường nhưng dần dần cảm thấy nản lòng với kế hoạch mới. Một đứa trẻ 8 tuổi buộc phải chấp nhận mình là ai và luôn phải đảm bảo có một hình ảnh tích cực bất chấp những thông điệp mà xã hội đem đến. Điều này thật tàn nhẫn với tôi khi nghe thấy. Và tôi đã quyết định một sự thay đổi. 

cu-soc-cua-me-don-than-khi-chuyen-sang-nhat-song-1

Thời gian đầu, Chris luôn bị căng thẳng và dễ nổi cáu vì những áp lực ở trường học.

Sau nhiều tháng thử nghiệm và mắc sai sót, chúng tôi bây giờ đang cùng nhau tăng tốc. Tôi chuyển con đến học tại một trường mới có thể hỗ trợ con nhiều hơn trong quá trình chuyển đổi này. Con mất nhiều thời gian hơn để quen với trường học nhưng con thấy hạnh phúc và nhẹ nhõm hơn. Trên đường đón con về nhà vào ngày đầu tiên, tôi nhận thấy con tràn đầy năng lượng và nói chuyện nhiều. Sau chuyện đó, tôi đã nhận ra rằng dù có thể kiên cường đến mức nào đi chăng nữa thì không đứa trẻ nào cần phải mang theo một gánh nặng như thế. Và chúng tôi cũng không nên quan tâm đến vấn đề này. 

Sau tất cả những chuyện đã qua, tôi đang học thay đổi cách giao tiếp với con. Tôi đang học cách kiên nhẫn hơn và nhớ hít thở mỗi khi tôi cảm thấy mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Cả hai chúng tôi đều nhận ra rằng điều này thực sự khó khăn, nhưng nếu sống ở Tokyo, tất cả chúng ta đều phải đối mặt. Vì vậy, chúng tôi đang cư xử tử vế hơn với nhau.

Bất chấp những thử thách mà chúng tôi phải đối diện ban đầu, tôi không hề hối hận với quyết định của mình. Tôi đã nhận ra rằng ở giai đoạn phát triển của con, đó là quyết định tốt nhất mà tôi có thể làm cho cả tôi và con. Con đang sống với tuổi thơ mà tôi muốn con như vậy. 

Ở Tokyo, có một cảm giác an toàn mà khi sống tại Mỹ, chúng tôi không có được. Khi đi bộ vào ban đêm hay đi ở nơi công cộng, chúng tôi không cần phải quá thận trọng, đề phòng. Chúng tôi không "rùng mình" hay phải nín thở khi giải quyết các công việc liên quan đến pháp luật. Chúng tôi không có bất kỳ hành động gây hấn nào từ khi là công dân ở đây. Con tôi có một môi trường được hỗ trợ ở trường học và tự do hơn. Thêm nữa, ở khu vực chúng tôi đang sống, chúng tôi có thể khám phá châu Á với chi phí rẻ hơn. Ngay lúc này, tôi hoàn toàn hài lòng. Sự tập trung duy nhất của một người mẹ như tôi là tạo ra môi trường để con có thể phát triển đúng với lứa tuổi lên 9: Một đứa trẻ. 

Theo ngoisao.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.