Cụ Rùa Hồ Gươm mai nhẵn bóng an lành bơi quanh tháp Rùa
Trưa 30/12, rùa hồ Gươm thu hút sự chú ý của nhiều người khi nổi lên khu vực quanh chân tháp Rùa (Hà Nội) khoảng 30 phút.
10h50 ngày 30/12, rùa hồ Gươm nổi ở khu vực bắc chân tháp Rùa, phía đền Ngọc Sơn.
Nhận được thông tin, PGS Hà Đình Đức cùng đội an ninh đã đi thuyền ra khu vực tháp Rùa để theo dõi.
"Sức khỏe của cụ vẫn ổn, mai trơn nhẵn trông rất đẹp", phó giáo sư Hà Đình Đức nói.
Đến 11h10 cùng ngày, rùa bơi vòng về phía tây chân tháp Rùa, bên đường Lê Thái Tổ.
Đây là lần thứ 4 trong tháng rùa hồ Gươm nổi theo ghi chép của phó giáo sư Đức. Trước đó, tháng 11 rùa nổi 5 lần; tháng 10 là 7 lần và nhiều nhất là tháng 3 với 10 lần.
Bên cạnh giá trị tâm linh, lịch sử, rùa hồ Gươm còn thu hút sự chú ý của nhiều người bởi theo các nhà khoa học, đây là cá thể còn lại duy nhất. Năm 2011, Hà Nội đã đưa rùa lên khám bệnh và chữa trị trong hơn ba tháng. Sau đó rùa được thả về tự nhiên cùng rất nhiều thức ăn dự trữ là cá.
GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
GD&TĐ - Trở về từ Đại học James Cook, Townsville (Australia), chuyên gia bảo tồn Hoàng Văn Chương chọn cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên Việt Nam.
GD&TĐ - Nhóm gồm các nhà sinh vật học và nhà tiến hóa từ Trường Đại học Mỹ báo cáo vì sao dơi mang virus gây tỷ lệ tử vong cao hơn khi nhảy sang người.
GD&TĐ - Nhật Bản nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực có các hoạt động địa chấn mạnh trải dài qua Đông Nam Á và vùng lòng chảo Thái Bình Dương.