Cụ ông nguy cơ phải cắt cụt do chó cắn

GD&TĐ - Bị chó cắn, sau đó lại mắc Covid-19, cụ ông được người thân chăm sóc, thay băng vết thương tại nhà. Khi có kết quả âm tính, gia đình đưa cụ đến bệnh viện thì vết thương đã hoại tử.

Ngày 28/4, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, Bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị một trường hợp người bệnh Đ.P.L (95 tuổi, Thái Bình) bị chó cắn, vết thương bị hoại tử, nguy cơ cắt cụt chân.

Người bệnh có tiền sử cao huyết áp, đái tháo đường type II. Tuy nhiên cụ vẫn sinh hoạt đi lại bình thường, cũng như đạp xe đi chơi gần xa tại chỗ ở.

Cách đây khoảng hơn 1 tháng khi đạp xe cụ bị chó gần nhà tuột xích cắn vào cẳng chân phải. Đây là giống chó ta.

Sau tai nạn, cụ L. được gia đình đưa tiêm phòng, chăm sóc thay băng vết thương tại gia đình. Vết thương sau đó vẫn còn viêm tấy, đau nhưng do mắc Covid-19 nên cụ L đành thay băng chăm sóc tại nhà.

Gần đây khi xét nghiệm lại lần nữa khi âm tính với Covid-19 gia đình đưa cụ đến bệnh viện thì vết thương đã tiến triển thành hoại tử đen.  

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, qua thăm khám Thạc sĩ, bác sĩ Trần Tuấn Anh, Khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn cho biết, vết thương hiện của cụ L khá phức tạp, chân phải bắp chân teo, mặt trước cẳng chân hoại tử đen 15x8cm, mạch mu chân khó bắt.

Phim chụp X-quang cho thấy người bệnh tắc hoàn toàn động mạch chày sau 2 bên. Người bệnh được chỉ định nong mạch nhưng tiên lượng khá dè dặt.

Về trường hợp cụ L., bác sĩ đánh giá, khả năng cắt cụt chân của cụ L. rất cao vì tuổi cao, bệnh nền và bệnh tiến triển khá lâu. Thực tế ngoài bệnh nền từ lâu có thể do tác động nhiễm trùng từ vết thương do chó cắn gần đây làm cho tình trạng hẹp mạch máu tăng và dẫn đến tắc cục bộ, thiếu nuôi dưỡng và hoại tử phần mô chi tương ứng.

Theo bác sĩ, cụ L. còn khá minh mẫn nên thầy thuốc đã giải thích nguy cơ cho cụ và gia đình.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ cũng mong muốn người dân cần lưu ý vấn đề sức khỏe người già, bệnh nền kết hợp cần được theo dõi và chăm sóc thường xuyên.

Bên cạnh đó, việc quản lý nuôi chó và chó thả rông cần được mọi người hưởng ứng để xã hội văn minh, môi trường sống sạch sẽ và cũng giảm những nguy cơ bệnh tật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...