Cử nhân Nigeria thất nghiệp vì thiếu kỹ năng

GD&TĐ - Sang năm 2021, cơ quan nghiên cứu Agusto & Co, tiết lộ tỷ lệ thất nghiệp ở Nigeria, nền kinh tế lớn nhất châu Phi, đã lên tới 35%.

Nhiều cử nhân Nigeria thất nghiệp vì thiếu kỹ năng làm việc.
Nhiều cử nhân Nigeria thất nghiệp vì thiếu kỹ năng làm việc.

Theo Cục Thống kê quốc gia Nigeria, tỷ lệ thất nghiệp ở Nigeria, đặc biệt trong giới trẻ, đang trở thành xu hướng đáng lo ngại, cản trở nguồn cung lao động hàng năm.

Với dân số khoảng 200 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp tại Nigeria là 33,3%. Tuy nhiên, con số này ở thanh niên là 42,5% vào năm 2020. Sang năm 2021, cơ quan nghiên cứu Agusto & Co, tiết lộ tỷ lệ thất nghiệp ở Nigeria, nền kinh tế lớn nhất châu Phi, đã lên tới 35%.

Chính phủ Nigeria nhiều lần cảnh báo hầu hết sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm và thiếu các kỹ năng cần thiết cho thị trường lao động.

GS Keziah Achuonye, Trường Đại học Giáo dục Ignatius Ajuru, nhận định cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học Nigeria. Chương trình giảng dạy đại học phải phản ánh trực tiếp nhu cầu của xã hội và bám sát thực tế.

“Tuy nhiên, chương trình đào tạo đại học ở Nigeria hiện chưa phù hợp với nhu cầu xã hội đang thay đổi theo thời gian. Chúng ta cần liên kết giữa các trường và doanh nghiệp, cần tìm hiểu doanh nghiệp cần gì để cập nhật chương trình giảng dạy”, bà Keziah bày tỏ.

Đồng tình với quan điểm trên, GS Michael Ajisafe, chuyên gia phát triển chương trình giảng dạy Nigeria, cho rằng chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Trong đó phải kể đến sự giáo dục của gia đình. Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đầu tư vào giáo dục cho con cái, dẫn đến tình trạng sinh viên Nigeria thiếu định hướng và kỹ năng khi ra trường.

Theo UWN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trao quà Tết cho học trò nghèo tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk. (Ảnh: HT)

Lặng thầm trao gửi yêu thương

GD&TĐ - Thời gian qua, Báo GD&TĐ tại miền Trung - Tây Nguyên thường xuyên phối hợp Hội nội thất ô tô Tây Nguyên hỗ trợ học bổng, quà cho học trò nghèo.

Trịnh Ngọc Thanh Tú nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: TT

Nữ sinh phố núi ước mơ thành cô giáo

GD&TĐ - Trịnh Ngọc Thanh Tú - lớp 12A1, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) luôn nuôi ước mơ làm cô giáo để nối tiếp truyền thống gia đình.