Công tác xã hội không rào cản hướng tới phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sáng nay (1/8), tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế về công tác xã hội thu hút đông đảo các nhà khoa học đến từ trong và ngoài nước.

GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn phát biểu tại Hội thảo.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo quốc tế "Tạo ra sự khác biệt - Công tác xã hội không rào cản: Hướng tới sự phát triển bền vững và ứng phó với tình huống khẩn cấp, có sự tham gia của 250 đại biểu trong và ngoài nước, trong đó có đại diện các tổ chức giáo dục CTXH và cung ứng dịch vụ xã hội tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác trên thế giới.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xã hội (CTXH) với sứ mệnh tiên phong của mình, trường đã phối hợp với ĐH Bách Khoa Hồng Kông (Trung Quốc) tổ chức hội thảo - diễn đàn khoa học phi biên giới, để các nhà khoa học, chuyên gia thực hành từ nhiều quốc gia đến trao đổi, chia sẻ những kiến thức, mô hình thực hành cập nhật nhất, từ đó góp phần phát triển CTXH ở Việt Nam.

Theo TS. Đặng Kim Khánh Ly, Chủ nhiệm Khoa Xã hội học: CTXH đã có sự phát triển mạnh mẽ và khẳng định vai trò không thể thiếu trong mục tiêu phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới trong suốt hơn 100 năm qua. Với mục đích cung cấp một bức tranh tổng thể về giáo dục và phát triển Công tác xã hội theo các mục tiêu phát triển bền vững, Khoa Xã hội học được Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn trao trách nhiệm tổ chức.

Các đại biểu trong và ngoài nước tham dự Hội thảo.
Các đại biểu trong và ngoài nước tham dự Hội thảo.

Tại Việt Nam, dù mới bước đi những bước đầu tiên trong quá trình chuyên nghiệp hóa, CTXH đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong việc trợ giúp các cá nhân, gia đình, cộng đồng có nhu cầu, hướng đến đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, toàn diện theo mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Những năm gần đây, thế giới nói chung đã trải qua những thay đổi vô cùng lớn lao, trong đó biến đổi khí hậu và đại dịch Covid - 19 đã tạo ra một “New Normal” cho từng cá nhân, nhóm, cộng đồng, quốc gia và toàn cầu. Những vấn đề nan giải đó đang đòi hỏi một tầm nhìn mới và sự chung tay mang tính toàn cầu để giải quyết những vấn đề chung, những khó khăn riêng.

Với vai trò quan trọng của mình, CTXH cần có những chuyển động để theo kịp, định hướng, kiến tạo sự phát triển bền vững từ cấp độ cá nhân đến cấp độ toàn cầu, thông qua giải quyết những vấn đề vi mô đến những vấn đề vĩ mô của con người.

Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự.

Hội thảo thu hút đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự.

Trong bối cảnh đó, việc chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau rất quan trọng, trong đó cần phải đề cập đến “Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy Công tác xã hội” . Mục đích nhằm hướng đến một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và Việt Nam là nước chủ trì và tham gia tích cực vào điều phối thực hiện Tuyên bố.

Tại Hội thảo, PGS.TS Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV nhấn mạnh: "Thực hiện đúng phương châm của CTXH Không để ai ở lại phía sau”, Hội thảo khai thác những khía cạnh khác nhau của công tác xã hội không rào cản trong bối cảnh thích ứng với phát triển bền vững và ứng phó với tình huống khẩn cấp".

Các bên ký thỏa thuận hợp tác nhằm chia sẻ, nâng cao hiệu quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu CTXH.

Các bên ký thỏa thuận hợp tác nhằm chia sẻ, nâng cao hiệu quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu CTXH.

Hội thảo chia ra làm việc tại 4 phiên toàn thể, 12 phiên song song. Tại các phiên làm việc, tham luận của các đại biểu cũng làm rõ nhiều nội dung quan trọng. Đồng thời, khẳng định vai trò, ý nghĩa của công tác xã hội, chương trình giảng dạy CTXH với trẻ em và gia đình,...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ