Công nhận danh hiệu 14 làng nghề Hà Nội

GD&TĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành Quyết định công nhận 14 làng đạt danh hiệu 'Làng nghề Hà Nội' và 'Làng nghề truyền thống Hà Nội'.

Danh hiệu 'Làng nghề truyền thống Hà Nội' được UBND TP Hà Nội tặng bằng công nhận và được hỗ trợ 12 triệu đồng.
Danh hiệu 'Làng nghề truyền thống Hà Nội' được UBND TP Hà Nội tặng bằng công nhận và được hỗ trợ 12 triệu đồng.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành Quyết định số 78/QĐ-UBND công nhận 14 làng đạt danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.

Theo đó, trong 14 làng nghề được công nhận danh hiệu, có 3 làng nghề được công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và 11 làng nghề được công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.

3 làng nghề được công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” gồm: Làng nghề mây tre đan thôn 3, xã Vạn Phúc (Thanh Trì); làng nghề mộc Triệu Xuyên, xã Long Xuyên (Phúc Thọ); làng nghề cắt may làng Táo, xã Tam Thuấn (Phúc Thọ).

11 làng nghề được công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”: Làng nghề trồng đào, cây cảnh thôn Đông Thai, xã Vân Tảo (Thường Tín); làng nghề khảm trai thôn Trung, xã Chuyên Mỹ (Phú Xuyên)…

Mỗi làng được công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” được UBND TP Hà Nội tặng bằng công nhận và được hỗ trợ 12 triệu đồng. Danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” được tặng bằng công nhận danh hiệu và được hỗ trợ 6 triệu đồng.

Năm 2023, Hà Nội cũng ban hành danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, có danh sách 29 làng nghề mai một cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi “Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống”.

Theo thống kê, Hà Nội hiện còn 806 làng nghề, trong đó có 313 làng nghề, làng nghề truyền thống, 493 làng có nghề và phân bố ở 22/30 quận, huyện, thị xã. Có 6 nhóm nghề đang hoạt động là: Chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; cơ khí; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; chế biến, nguyên vật liệu; các dịch vụ phục vụ sản xuất nông thôn.

Các làng nghề đang tạo việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập ổn định. Tổng doanh thu của các làng nghề khoảng 22 - 25 nghìn tỷ đồng/năm, trong đó nhiều làng nghề đạt cao như: Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức); làng nghề cơ khí Phùng Xá (Thạch Thất)...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.