Công nghệ nâng tầm bài dạy

GD&TĐ - Nhiều nhà trường ở tỉnh Nam Định vẫn coi việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy là bước đi quan trọng để nâng cao hiệu quả dạy – học.

Thầy Trần Văn Hiếu và học trò Trường Tiểu học thị trấn Xuân Trường cùng trải nghiệm phần mềm dạy học môn Toán lớp 1. Ảnh: TG
Thầy Trần Văn Hiếu và học trò Trường Tiểu học thị trấn Xuân Trường cùng trải nghiệm phần mềm dạy học môn Toán lớp 1. Ảnh: TG

Xây dựng mô hình dạy học kết hợp

Được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt, dự án “Đề xuất mô hình dạy học kết hợp (DHKH) tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và một số trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Nam Định nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018” đã và đang triển khai tích cực.

Với vai trò chủ nhiệm đề tài, TS Phạm Thị Huệ - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cho hay, đơn vị đề xuất 3 mô hình dạy học kết hợp tại các trường THPT tỉnh Nam Định gồm: Mô hình dạy học kết hợp theo lớp học đảo ngược; dạy học kết hợp theo dự án và mô hình dạy học kết hợp theo diện tự chọn.

Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học trực tiếp, trực tuyến, DHKH; phân loại một số mô hình DHKH, cấu trúc mô hình, lợi ích, thách thức gặp phải trong quá trình tổ chức DHKH. Đề tài cũng tổng quan kinh nghiệm quốc tế về mô hình và triển khai DHKH trong giáo dục phổ thông để rút ra bài học cho Việt Nam về mô hình và các điều kiện đảm bảo DHKH; cách thức tổ chức DHKH đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.

Nhóm nghiên cứu đã biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện mô hình DHKH và thiết kế kịch bản dạy học một số nội dung trong chương trình môn học: Những vấn đề chung về DHKH; Khung chương trình DHKH cho lớp 10 các môn Toán, Ngữ văn, Hóa học; Hướng dẫn tổ chức DHKH; Kịch bản dạy học minh họa môn Toán (30 tiết); môn Ngữ văn (30 tiết); môn Hóa học (24 tiết).

Thầy Nguyễn Hữu Thiêm – Phó Chủ nhiệm đề tài cho biết, nhóm đã thiết kế tài liệu hướng dẫn DHKH cho 3 môn Ngữ văn, Toán, Hóa học bao gồm: Khung chương trình DHKH môn học, hướng dẫn lựa chọn mô hình và tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá; minh họa kịch bản dạy học của 84 tiết.

Hiện đã tổ chức dạy thử nghiệm và đánh giá kết quả tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và 4 trường: THPT Lê Quý Đôn – huyện Trực Ninh; THPT Mỹ Lộc - huyện Mỹ Lộc; THPT Nam Trực – huyện Nam Trực; THPT Mỹ Tho - huyện Ý Yên. Từ đó có hướng dẫn, điều chỉnh kế hoạch bài dạy và mô hình cho phù hợp với từng học sinh và cơ sở vật chất mỗi trường.

Ngoài ra, trong quá trình triển khai đề tài từ tháng 10/2021 đến nay, đơn vị đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học để đề xuất mô hình dạy học kết hợp, góp ý khung chương trình và đánh giá kết quả dạy học thử nghiệm tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh.

“Để phát huy kết quả tích cực từ đề tài, các trường cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường truyền Internet; tăng cường trang thiết bị dạy học hiện đại để tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh triển khai kế hoạch dạy học theo mô hình kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến thuận lợi, hiệu quả.

Trong bối cảnh triển khai Chương trình GDPT 2018 còn gặp nhiều khó khăn, việc các trường chủ động, linh hoạt trong huy động, xã hội hóa, thu hút nguồn lực để đầu tư, mua sắm, trang bị hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số giáo dục, trong đó có triển khai mô hình dạy học là cần thiết, quan trọng…” – TS Phạm Thị Huệ nhấn mạnh.

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tổ chức nhiều hội thảo khoa học trong quá trình thực hiện đề tài về dạy học kết hợp. Ảnh: TG

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tổ chức nhiều hội thảo khoa học trong quá trình thực hiện đề tài về dạy học kết hợp. Ảnh: TG

Phần mềm dạy Toán – Tiếng Việt đa chức năng

Là giáo viên trẻ giảng dạy môn Tin học tại Trường Tiểu học thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường – thầy Trần Văn Hiếu lại rẽ ngang hướng nghiên cứu và đoạt giải Nhất trong cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022” do Bộ GD&ĐT tổ chức với phần mềm dạy học tiếng Việt lớp 1.

Trước đó, thầy giáo trẻ đã tìm hiểu kỹ về Chương trình GDPT 2018 đối với 2 môn học Toán và Tiếng Việt lớp 1 cũng như các bộ sách Toán, Tiếng Việt lớp 1 của các nhà xuất bản; Thông tư 37/2021 của Bộ GD&ĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học. Sau đó, thầy lên ý tưởng cho sản phẩm dự thi của mình. Sản phẩm dự thi cho môn Toán lớp 1 của nhà giáo có nhiều chức năng để thay thế bộ đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp như: Tập viết số; thẻ ghép số; thẻ hình học phẳng; Chức năng thẻ hình khối; thẻ que tính; bộ thực hành đồng hồ; thẻ con vật; trò chơi toán học.

Với phần mềm dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, thầy Hiếu cũng tích hợp nhiều chức năng khác nhau như: Làm quen với bảng chữ cái gồm chữ cái in thường và chữ cái in hoa; tập viết âm tiếng Việt; tập viết vần tiếng Việt với 137 vần tương đối đủ và phù hợp với các bộ sách của Chương trình GDPT 2018; bộ thẻ ghép âm, vần, tiếng thông minh thay cho đồ dùng dạy học truyền thống môn Tiếng Việt lớp 1; thử thách tiếng Việt được thiết kế theo các trò chơi liên quan đến kiến thức như các chữ cái để học sinh ôn luyện hoặc nhận biết.

Cô Tống Thị Vân Anh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Xuân Trường đánh giá, thầy Hiếu năng động, nhiệt tình và có tinh thần sáng tạo. Các sản phẩm công nghệ của thầy đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Phần mềm có thể thay thế hoàn toàn cho các thiết bị dạy học truyền thống, áp dụng cho nhiều bộ sách trong cả năm học. Vì không trực tiếp đứng lớp môn Toán, Tiếng Việt nên thầy Hiếu cũng chịu khó học hỏi, chia sẻ với các đồng nghiệp trong quá trình làm việc. Sau khoảng 2 tháng, thầy đã lần lượt “trình làng” hai phần mềm dạy học đa chức năng với môn Toán, Tiếng Việt lớp 1 và được áp dụng thành công tại trường.

Ông Cao Xuân Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định chia sẻ, thời gian qua, các nhà trường trên địa bàn đã nỗ lực, sáng tạo trong ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quản lý, giảng dạy, học tập; triển khai dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng kết nối toàn cầu. Ngành Giáo dục đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý ở tại sở và đơn vị trực thuộc, nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.

chọn sim đẹp tại kho sim tứ quý 9999 tại khosim.com Thuê máy photocopy màu HCM Dịch vụ proxy VN giá rẻ uy tínxem ngay tin công nghệ mới nhất Thuê máy photocopy màu HCM Máy ảnh Fujifilm XS20 5G Viettel tại vietteldata.vn Chiến lược CRM https://interdata.vn/canhme/ White Screen khóa vân tay vinlockThuê server ảo dịch vụ in tờ rơi tphcm Lắp đặt khóa vân tay có camera giá rẻChọn mẫu Máy in 3D Giá rẻ đẹpBoss Luxury bán Đồng hồ Rolex chính hãng iphone 15 pro max tìm hiểu mạng 4g vina ưu đãiThuê gpu training ai cấu hình cao