Công nghệ mới có thể gây thiệt hại lớn?

GD&TĐ - Nền văn minh của chúng ta đang phát triển như vũ bão. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ khoa học công nghệ, các nguy cơ xuất hiện ngày càng nhiều. Trí tuệ nhân tạo, nguy cơ chiến tranh hạt nhân, dịch bệnh toàn cầu, khủng bố sinh học, lạm dụng tài nguyên thiên nhiên - đây chỉ là một vài nguy cơ trong số đó. Nhà vũ trụ học Martin Rees nổi tiếng người Anh ước đoán nền văn minh nhân loại không có nhiều cơ hội tồn tại qua thế kỷ XXI.  

Công nghệ mới có thể gây thiệt hại lớn?

Trong cuốn sách có tựa đề “Our Final Hour” xuất bản năm 2003, ông Martin Rees khẳng định rằng, nhân loại chỉ có 50% cơ may tồn tại hết thế kỷ XXI. Từ đó đến nay đã hơn chục năm trôi qua, nhưng trong cuốn sách mới nhất “On the Future: Prospects for Humanity”, Rees vẫn tái khẳng định nỗi lo ngại này. Ông viết rằng tất cả các quyết định được đưa ra và trong vòng vài chục năm tiếp theo, có thể định đoạt sự sống trên Trái đất.

Tác giả chỉ rõ, sự phát triển công nghệ khiến cho hiện nay một vài người cũng có thể gây ra những thiệt hại khổng lồ trên quy mô toàn cầu. Đây có thể là tấn công điều khiển học, hoặc sử dụng vũ khí sinh học gây ra dịch bệnh toàn cầu. Một mối đe dọa khác là công nghệ gene với khả năng biến đổi hệ gene của bất kỳ cá thể sống nào.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, Rees cho biết vẫn giữ nguyên những dự đoán từ năm 2003, tuy nhiên hiện nay ông còn lo lắng hơn về những thay đổi sắp diễn ra. Nhờ các công nghệ mới, nhân loại có được các công cụ mạnh mẽ hơn, dễ dàng gây tổn thương hơn. Vì vậy mà chúng ta đến gần hơn nguy cơ thảm họa toàn cầu.

Nhà vũ trụ học Martin Rees cho rằng, những nguy cơ lớn nhất đến từ chính bản thân chúng ta chứ không phải từ ngoài vũ trụ. Những mối đe dọa ấy trở nên ngày càng lớn và rất nhiều trong số đó không thể loại trừ được.

Martin Rees cũng cho rằng, hiện nay có khoảng 1 tỷ người trên thế giới sống trong cảnh đói nghèo, trong khi chỉ có vài ngàn người có tài sản khổng lồ. Sự chênh lệch giàu - nghèo này ngày càng lớn và không ai cố gắng giải quyết vấn đề này. Theo Martin Rees, vấn đề này cho thấy, nhân loại không có nhiều tiến bộ về mặt đạo đức kể từ thời Trung cổ!

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...