Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo: Những vấn đề phải khắc phục

Đoàn công tác làm việc với Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Đoàn công tác làm việc với Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

Theo TS Trần Văn Kiên - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Trưởng đoàn công tác số 3, hoạt động kiểm tra lần này để xác định năng lực đào tạo thực tế của các trường, đánh giá việc công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng chủ yếu của cơ sở đào tạo trước kỳ tuyển sinh.

Qua đó, yêu cầu các cơ sở đào tạo công khai minh bạch điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường theo đúng thực tế, giúp cho thí sinh và gia đình có căn cứ lựa chọn trường để đăng ký theo học cũng như để cung cấp thông tin cho xã hội biết và giám sát.

TS Trần Văn Kiên- Cục phó Cục đảm bảo chất lượng, trưởng đoàn kiểm tra phòng ốc học tập của sinh viên tại Trường ĐH Sài Gòn
 TS Trần Văn Kiên- Cục phó Cục đảm bảo chất lượng, trưởng đoàn kiểm tra phòng ốc học tập của sinh viên tại Trường ĐH Sài Gòn

Tại buổi làm việc với Trường ĐH Sài Gòn, báo cáo về các hoạt động đảm bảo chất lượng của nhà trường với Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, bà Lê Chi Lan - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường hiện đào tạo 6 khối ngành, nhóm ngành (chưa tính chương trình đào tạo sau ĐH) với tổng số quy mô là 12.261 sinh viên và 1.055 học viên thạc sĩ.

Chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh theo các khối ngành, nhóm ngành của trường năm 2018 là 4.000 sinh viên, nâng tổng quy mô dự kiến của nhà trường lên 13.863 sinh viên năm 2018. Tổng số cán bộ giảng viên cơ hữu của trường là 527 người, trong đó có 14 PGS, 127 TS và 365 thạc sĩ. Số giảng viên thỉnh giảng của trường là 67 với 1 GS, 4 PGS, 15 TS và 43 thạc sĩ…

Kiểm tra thực tế và đối sánh các số liệu nhà trường cung cấp cho thấy, nhà trường hiện có 81 phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực tập và nhà đa năng với tổng diện tích 7.252m2; tổng diện tích sàn xây dựng của phòng học, thư viện, trung tâm học liệu… là 32.535m2, đáp ứng quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT về tỷ lệ sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trên sinh viên.

Tổng diện tích đất thuộc sở hữu của nhà trường ĐH Sài Gòn hiện tại chỉ mới có 59.277 m2, so với quy mô sinh viên rất lớn thì chưa đáp ứng yêu cầu của tiêu chí 9.7 trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT. Đoàn kiểm tra đề nghị nhà trường cần tích cực hơn để được bổ sung đất, đảm bảo diện tích đất hoạt động trong thời gian tới. 

Đánh giá số giảng viên cơ hữu (bao gồm cả giảng viên môn chung), giảng viên thỉnh giảng sau quy đổi của nhà trường đảm bảo các tiêu chí đảm bảo chất lượng. Tuy vậy, ở hai Khối ngành III và Khối ngành VII (với tổng số 7.598 sinh viên), tổng số giảng viên sau khi quy đổi để tính xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 (tỉ lệ sinh viên/giảng viên) khá tiệm cận so với năng lực giảng dạy theo quy định (25 sinh viên/giảng viên).

Đoàn công tác yêu cầu nhà trường nên có kế hoạch tuyển dụng giảng viên cho 2 khối ngành này, hoặc ổn định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 và các năm tiếp theo.

Đoàn trực tiếp xuống công trình đang xây dựng của Trường ĐH Sài Gòn để kiểm tra tổng quy mô, diện tích và tiến độ xây dựng
 Đoàn trực tiếp xuống công trình đang xây dựng của Trường ĐH Sài Gòn để kiểm tra tổng quy mô, diện tích và tiến độ xây dựng

Trong ngày làm việc với Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã làm việc với Ban giám hiệu, các phòng chức năng của nhà trường về các mặt như: công tác xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và hồ sơ về công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường hiện có 281 GV cơ hữu với 1 GS, 12 PGS, 36 TS và 174 Thạc sĩ. Số GV thỉnh giảng của nhà trường là 31 người (2 TS và 29 ThS) trên tổng quy mô sinh viên đào tạo là 4.873 sinh viên. Chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh năm 2018 của trường là 2.565 sinh viên. Tổng diện tích đất nhà trường đang sử dụng là 40.110m2.

Đối chiếu với hồ sơ thực tế, Đoàn kiểm tra nhận thấy nhà trường còn khai thiếu một số hạng mục sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo: Đề án tuyển sinh mới chỉ kê khai 16.612 m2 nhưng thực tế diện tích này của nhà trường là 28.843 m2. Về diện tích đất thuộc sở hữu của nhà trường cũng cần phải điều chỉnh lại cho khớp với số liệu ghi trên sổ đỏ 36.131m2.

Với tổng quy mô thực tế năm 2017 là 4.873 sinh viên thì diện tích sàn xây dựng/ sinh viên đạt 5,92 m2/SV, đáp ứng quy định tại Thông tư số 32/2015/TT-BGD&ĐT (quy định là 2,5 m2/SV). Với tổng quy mô dự kiến năm 2018 là 6.291 sinh viên thì diện tích sàn xây dựng/ sinh viên đạt 4,58 m2/SV, đáp ứng quy định tại Thông tư số 06/2018/TT-BGD&ĐT (quy định là 2,8 m2/SV).

Về tỉ lệ sinh viên/giảng viên quy đổi của nhà trường, Đoàn kiểm tra nhận thấy ở một vài khối ngành nhà trường đang xác định chưa phù hợp với năng lực thực có. Tính toán quy mô đào tạo theo số giảng viên quy đổi thực tế cho năm 2018, Đoàn công tác nhận thấy năng lực đào tạo theo giảng viên quy đổi Khối ngành VI vượt 4%, Khối ngành VII vượt 15%.

Kiểm tra điều kiện làm việc, phòng ốc của cán bộ phòng Kiểm định chất lượng của Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai
 Kiểm tra điều kiện làm việc, phòng ốc của cán bộ phòng Kiểm định chất lượng của Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai

Cụ thể, tổng số giảng viên sau khi quy đổi Khối ngành VI để tính xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 là 21,45. Với quy mô dự kiến Khối ngành VI là 335 SV thì tỉ lệ sinh viên/giảng viên Khối ngành VI đạt 15,62 SV/GV (vượt hơn so với quy định là 15 SV/GV). Tổng số giảng viên sau khi quy đổi Khối ngành VII để tính xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 là 27,83. Với quy mô dự kiến Khối ngành VII là 802 SV thì tỉ lệ sinh viên/giảng viên Khối ngành VII đạt 28,81 SV/GV (vượt hơn so với quy định là 25 SV/GV).

Vì vậy, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT yêu cầu nhà trường xác định lại chỉ tiêu 2 khối ngành này phù hợp với năng lực đào tạo và sớm tuyển dụng giảng viên theo kế hoạch để nâng cao năng lực đào tạo.

Đánh giá sơ bộ về công tác kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng tại 4 trường mà Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã làm việc, TS Trần Văn Kiên - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, trưởng đoàn công tác số 3 cho biết: Sau kiểm tra thực tế, Đoàn nhận thấy điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường về cơ bản được đáp ứng. Tuy nhiên các trường vẫn cần phải bổ sung, hoàn thiện, nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về của xã hội trong thời gian tới.

Điển hình như tại Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, dù là trường còn khá non trẻ (mới đào tạo đại học được 6 năm) nhưng điều kiện cơ sở vật chất, môi trường học tập của sinh viên, không gian trải nghiệm, NCKH của GV và sinh viên là rất tốt.

Chiến lược đào tạo, nâng cao chất đội ngũ của trường 3 năm qua là khá thực tế khi đã cử trên 20 GV đi nước ngoài học ThS, TS. Tỉ lệ sinh viên có việc làm của nhà trường là khá cao (sinh viên năm 3 &4 của trường đã đi thực tập, có lương). Một số ngành có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao như Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (92,63%), Công nghệ thực phẩm (98,46%).

Hay như Trường ĐH Bách Khoa TPHCM (thuộc ĐHQG TPHCM) là một đơn vị dẫn đầu cả nước về công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Trường không chỉ có rất nhiều chương trình đào tạo được kiểm định theo chuẩn của các tổ chức quốc tế và khu vực có uy tín như ABET, AUN-QA, CTI, ACBSP… mà còn đạt chuẩn kiểm định cấp cơ sở theo AUN-QA và HCERES.

Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ thực hành, nghiên cứu học tập của sinh viên
 Kiểm tra cơ sở vật chất phục vụ thực hành, nghiên cứu học tập của sinh viên

“Những minh chứng cụ thể bằng kết quả kiểm định cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, bằng việc công khai minh bạch về điều kiện đảm bảo chất lượng cho toàn xã hội biết và giám sát cho thấy công tác đảm bảo chất lượng của các trường đang ngày càng được quan tâm và rất đáng ghi nhận”- TS trần Văn Kiên đánh giá. 

“Qua công tác kiểm tra, điều chúng tôi nhận thấy là các trường đã ý thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục để từng bước hình thành văn hóa chất lượng bên trong nhà trường” - TS Trần Văn Kiên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...