Jam là một trong những thế hệ chatbot tinh vi mới bắt chước cách người thật viết trong tin nhắn và trên phương tiện truyền thông xã hội để chủ động bắt chuyện với độc giả của chúng, thay vì định dạng hỏi và trả lời khô khan truyền thống.
Một start-up của Pháp được ra mắt từ ba năm trước và hiện thực hiện đối thoại với 150.000 người mỗi ngày, hầu hết là người trẻ tuổi. Jam giao tiếp qua Facebook Messenger và thông qua một giọng nói giản dị, giống như một người bạn đang kể lại một câu chuyện, tăng tính sinh động và thực tế của nó với nhiều biểu tượng cảm xúc mặt cười, ảnh động văn hóa pop và link đến các nội dung đang nổi.
Nó trò chuyện về tin tức - những câu chuyện dễ dàng có thể đọc và chia sẻ qua những cú nhấp chuột - hoặc hỏi về các chủ đề rộng, chẳng hạn như ban nhạc yêu thích của bạn… Khi bạn chọn ra một chủ đề, nó sẽ cung cấp thông tin - ví dụ: Nếu bạn đang thảo luận về một bộ phim, nó sẽ liên kết bạn đến 1 đoạn phim giới thiệu.
Bạn có thể nhập câu trả lời, nhưng nó hoạt động tốt nhất nếu bạn chỉ nhấp vào một trong số các câu trả lời tự động khả thi, tất nhiên là bao gồm biểu tượng cảm xúc thích hợp của riêng bạn. Marjolaine Grondin, người đồng sáng lập Jam cho biết: “Với khả năng của công nghệ này là dẫn dắt cuộc trò chuyện chứ không phải là theo hướng ngược lại, nếu không nó sẽ bị lỗi thời rất nhanh”. Cô Grondin hy vọng sẽ xây dựng được mô hình kinh doanh thành công trong mảng tin tức khi các phương tiện truyền thông truyền thống phải vật lộn với việc chuyển đổi sang trực tuyến trước tác động của “người khổng lồ” Internet kiếm tiền từ quảng cáo.
Chatbots đã trải qua chặng đường dài kể từ những lỗi ngớ ngẩn như: Một chatbot của Microsoft ra mắt vào năm 2016 và nhanh chóng bị ngưng dịch vụ sau khi bị một số người dùng Internet lừa để đăng tải các bài phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới và ca ngợi Adolf Hitler.
Jam đã mang lại lợi nhuận kể từ tháng 9, thực hiện các cuộc khảo sát cho các thương hiệu muốn truy cập dữ liệu ẩn danh từ cơ sở dữ liệu trẻ của họ. Trong khi đó, các tổ chức tin tức truyền thống cũng đang thử nghiệm các chatbot như một cách khác để kết nối và thông báo tới khán giả của họ.
Grant Heinrich, nhà sản xuất phát triển bot cho BBC News cho biết gần đây họ đã sử dụng một chatbot để đưa ra một khóa học cấp tốc kéo dài 5 ngày về Brexit.
Ông nói thêm rằng, những độc giả truy cập bản tin hàng ngày của BBC thông qua chatbot đã nhấp vào các liên kết nhiều hơn khoảng 12 lần so với những người nhận được nó qua email.
Emily Withrow, Giám đốc của bot studio tại trang web tin tức kinh doanh Quartz nói rằng sai lầm chính mà nhiều tổ chức truyền thông mắc phải là nghĩ về chatbot như một cách để thu hút khán giả mới vào trang web hiện tại của họ chứ không coi nó như một “phương tiện riêng”.