Công bố danh sách 49 sản phẩm ứng dụng CNTT xuất sắc

GD&TĐ - Sau giai đoạn phát động (từ 22/11/2018 –26/12/2018), Ban tổ chức Diễn đàn Giáo dục Việt Nam - Đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT năm 2019 đã chọn được 49 sản phẩm xuất sắc nhất vào vòng chung kết.

Công bố danh sách 49 sản phẩm ứng dụng CNTT xuất sắc

Diễn đàn Giáo dục Việt Nam - Đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT tiền thân là cuộc thi Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo với sự hỗ trợ của Microsoft Việt Nam được tổ chức từ năm 2014. Cuộc thi đã lựa chọn được nhiều gương mặt nhà giáo xuất sắc tham dự Diễn đàn Giáo dục Toàn cầu của Microsoft được tổ chức vào tháng 3 hàng năm.

Diễn đàn Giáo dục Việt Nam - Đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT  là một sân chơi dành cho các giáo viên và các nhà quản lý giáo dục Việt Nam nhằm mục tiêu thúc đẩy và phát huy tính đổi mới sáng tạo trong việc dạy và học trên nền tảng ứng dụng CNTT.

Sân chơi này cũng tăng cường nâng cao năng lực cho giáo viên, tạo ra cơ hội để các giáo viên công bố sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp trong ứng dụng CNTT của mình. Đồng thời đóng góp những điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới, nhằm chia sẻ, phổ biến tri thức tới cộng đồng một cách thuận tiện, đơn giản.

Cuộc thi đã nhận được gần 400 bài dự thi của các giáo viên tren cả nước, trải dài trên các môn học chính bao gồm: Toán học, STEM, Khoa học, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật và các bài tích hợp liên môn.

Sau thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc từ ngày 28/12/2018 đến 2/1/2019, Ban cố vấn chuyên môn đã họp thống nhất vòng 2, chọn từ gần 400 bài còn 150 bài. Sáng 4/1/2019 họp thống nhất vòng 3, chọn từ 150 còn 49 bài xuất sắc nhất.

Trưởng ban Cố vấn chuyên môn là PGS.TS Nguyễn Văn Hiền- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và sản xuất học liệu ĐHSP Hà Nội. Ban cố vấn chuyên môn bao gồm các giảng viên, chuyên gia từ các chuyên ngành liên quan của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Xem danh sách TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.