Con sinh non “bé bằng cái kẹo”, mẹ Ninh Bình quặn thắt ký cam kết mất con

“Mẹ nguyện đánh đổi tất cả, kể cả tuổi thọ của mình để con được làm người 1 cách khỏe mạnh và lành lặn như bao đứa trẻ khác” - chị Vũ Bích Ngọc, 29 tuổi, Ninh Bình nghẹn ngào.

Chị Ngọc sinh bé thứ 2 sau 2 tháng mạo hiểm giữ con.
Chị Ngọc sinh bé thứ 2 sau 2 tháng mạo hiểm giữ con.

2 tháng với nhiều người nhanh như chớp mắt nhưng với chị Vũ Bích Ngọc, nó dài như tựa cuộc đời một con người. 2 tháng ấy là 2 tháng chị sống trong lo âu và những giọt nước mắt với tình hình con sinh non 30 tuần nhỏ bằng cái kẹo phải đối diện với liên tiếp những tin xấu bị viêm phổi, viêm phổi mạn, xơ hóa phổi, nhiễm trùng máu nặng và kháng thuốc.

Đặc biệt, chị không khỏi quặn thắt tim khi biết con phải chữa bằng phương pháp tế bào gốc với chi phí nằm ngoài tầm tay của bố mẹ. Những dòng tâm sự về em bé sinh non của chị khiến những ai đã và đang làm mẹ không cầm nổi nước mắt vì thương cảm...

Nửa tháng sinh, lần đầu tiên được nhìn thấy con

Mẹ mang bầu chị con thuận lợi bao nhiêu thì con lại gặp khó khăn bấy nhiêu. Mẹ còn nhớ, mẹ bị vỡ ối 21 tuần, bác sĩ nào cũng khuyên đình chỉ thai. Tuy nhiên, mẹ đã mạo hiểm giữ con sinh non nhỏ xíu đến tuần thứ 30 mới sinh.

Con biết không, con là chàng trai, là chiến binh dũng cảm, kiên cường nhất đã đồng hành cùng mẹ vượt qua những ngày tháng khó khăn nhất suốt 2 tháng mang thai như ngồi trên đống lửa.

28/7, ngày con chào đời, mẹ vui mừng mặc dù con chỉ vỏn vẹn 1,2kg. Nghe tiếng con khóc to, tay chân cử động linh hoạt mẹ càng hạnh phúc hơn.

Có lẽ với nhiều đứa trẻ sơ sinh khác, điều này chẳng có gì đặc biệt nhưng với con trai - một cậu bé phải sống môi trường không ối trong bụng mẹ 2 tháng, đó là một điều kỳ diệu. Cuối cùng, mẹ con mình đã tạo ra kỳ tích, vượt qua đến mốc 30 và cán đích an toàn.

Sau sinh mặc dù còn đau vết mổ dài hơn 20cm nhưng nhìn thấy con qua tấm kính lồng ấp, trắng trẻo hồng hào, phát triển từng ngày, từ phải thở máy CPAP rồi thở qua oxi gọng rồi tự thở, ăn sữa mẹ qua ống thông, mẹ và bà nội đã thầm cảm ơn trời phật và nghĩ bão tố đã qua.

Thế nhưng nào ngờ đó chỉ là sự yên bình trước khi "cơn bão" lớn chuẩn bị ập tới.

Mẹ còn nhớ, 23h30 ngày 6/8, mẹ nhận được cuộc điện thoại từ bệnh viện, như có linh cảm chẳng lành, mẹ vừa chạy vào viện vừa khóc trong trạng thái hoảng loạn vô cùng.

“Sau cữ ăn lúc 21h, con bị chướng bụng, bị chèn ép lên phổi không thở được, bác sĩ vừa cấp cứu cho con thành công. Hiện tại, ruột của con bị tổn thương nặng, phù nề; bạch cầu trong máu cao (thể hiện rằng trong cơ thể con có sự viêm nhiễm); con phải hỗ trợ thở bằng máy nội khí quản”. Đó là những lời thông báo của bác sĩ khiến mẹ nghe xong phải khóc cả đêm. Mẹ đã cố gắng mạnh mẽ nhưng lại không thể ngăn được những dòng nước mắt của mình con à.

Sáng hôm sau, mẹ lên gặp bác sĩ và được biết tình trạng của con diễn biến rất nhanh, vô cùng nguy hiểm.

Con bị nhiễm trùng máu, viêm ruột hoại tử, chỉ sổ nhiễm khuẩn đã lên trên 100, trong khi chỉ số bình thường chỉ là dưới 6, con phải thở bằng máy nội khí quản, phải nhịn ăn, truyền dịch qua đường tĩnh mạch... và được các bác sĩ hội chẩn để chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương gấp.  

Lúc đấy tâm trạng mẹ xuống thấp cùng cực, mẹ thấy mình là một người mẹ tồi tệ nhất thế gian khi chẳng thể lo cho 2 chị em con một cách chu toàn.

Con biết không, mẹ không ngờ rằng lần đầu tiên mẹ được nhìn thấy con lại là trên xe cấp cứu, trong tình huống mẹ chưa bao giờ nghĩ đến và chưa bao giờ mong muốn xảy ra nhưng nó đã trở thành sự thật. Mẹ đã khóc khi nhìn thấy thiên thần của mẹ phải chịu nhiều đau đớn với cơ thể quá bé nhỏ.

Mẹ biết bố cố gồng mình lên để làm chỗ dựa cho 2 mẹ con mình và biết bố cũng bố đang khóc một cách lặng thầm nhưng mẹ chẳng biết làm gì hơn. Mẹ thương con trai bé bỏng của mẹ vô vàn và cũng thương cả người đàn ông của 3 mẹ con mình bởi ngay cả cảm xúc cũng phải đè nén lại.

Con sang viện Nhi trong tình trạng nặng bị nhiễm trùng máu, viêm ruột hoại tử, sốc nhiễm khuẩn. Vì sợ con bị nhiễm trùng huyết chạy lên não gây nên viêm màng não mủ, bác sĩ đã thử phản xạ và cho con đi chọc dịch não tủy.

Mẹ phải kí cam kết vào bệnh án rằng con có thể ra đi bất cứ lúc nào. Lúc đó, mẹ đã tự hỏi mình đã làm gì sai để con trai phải vất vả và khổ sở đến thế, phải giành giật sự sống, cơ hội làm người một cách khó khăn đến vậy.

Lần này là lần thứ 2 mẹ phải ký vào cái bản cam kết đáng sợ ấy. Lần đầu mẹ phải chấp nhận có thể mất tim thai bất cứ lúc nào và lần này mẹ phải ký có thể mất con bất cứ lúc nào. Chưa bao giờ mẹ cảm thấy vô dụng như lúc này khi để con chiến đấu đơn độc.

Mẹ nguyện đánh đổi tất cả để con làm người khỏe mạnh

Đối với mẹ, một ngày ở nhà trọ đợi kết quả xét nghiệm viêm màng não mủ của con dài tựa như cuộc đời của một con người vậy. Bố mẹ ở cạnh nhau nhưng không ai nói với nhau 1 lời. Không phải bố vô tâm mà đây thực sự là tận cùng nỗi đau, bố mẹ không còn đủ sức để an ủi nhau.

Mặc dù nhận kết quả con không bị viêm màng não mủ nhưng bố mẹ cũng chẳng thể thở phào nhẹ nhõm với tình trạng bệnh vẫn nặng của con. Từ thời điểm này trở đi, mẹ đã không còn dám nghĩ xa xôi nữa và cũng không còn sốt ruột về chuyện xuất viện nữa.

Mỗi ngày, niềm vui của mẹ là chờ đợi đến giờ nghe tin con trai vẫn ổn, chỉ cần một chút tiến triển thôi cũng đủ làm mẹ hạnh phúc lắm rồi.

Cuối cùng sau 10 ngày nằm phòng cách ly, con đã được ghép mẹ. Mẹ và bà nội lại thắp lên một hy vọng lớn lao “con sẽ sớm khỏe mạnh”.

Con là con thứ 2 của mẹ, mẹ đã có kinh nghiệm chăm sóc chị Gà nhưng không hiểu sao khi được ở bên con, mẹ vẫn luống cuống chân tay không biết phải làm gì cả. Con quá bé nhỏ mong manh với nhiều dậy dợ máy móc nên đến cả việc thay bỉm cho con mẹ cũng phải nhờ các cô y tá chỉ dẫn đủ điều.  

Quãng thời gian được ở bên con, được ấp kangaroo là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mẹ dù mẹ, bà nội và bố luôn phải thức 24/24 để kiểm soát nhịp tim và nồng độ oxy trong máu của con.

Nhìn con vẫn nằm lồng kính, với lò sưởi vì con chưa tự điều chỉnh được thân nhiệt, dây dợ khắp người nhưng mẹ vẫn thấy con đẹp như 1 thiên thần vậy. Mẹ hạnh phúc vì sinh được ra con đẹp đến thế.

Thế nhưng, hạnh phúc ấy chẳng kéo dài được bao lâu, 4-5 ngày sau con đã bắt đầu tái xanh, được hỗ trợ bằng oxy gọng vẫn phải thở gắng sức. Mẹ con mình lại tiếp tục phải xa nhau.

“Con bị nhiễm trùng máu nặng, chỉ số nhiễm khuẩn hơn 100, bạch cầu tăng cao, tiểu cầu giảm. Nào viêm phổi, viêm phổi mạn, xơ hóa phổi, nhiễm trùng máu nặng và kháng thuốc, các bác phải đổi thuốc liên tục” là những dòng thông báo khiến đầu óc mẹ quay cuồng mỗi ngày đi nghe tin con.

Mẹ chỉ mong con đừng diễn biến xấu đi mà chẳng dám mơ là tiến triển tốt nhưng những thông tin không tốt cứ ập đến với mẹ. Mẹ chưa bao giờ bất lực như những lúc này khi biết bệnh của con phải cấy tế bào gốc với chi phí lớn. Con số ý nằm ngoài sức với của bố mẹ.

Trong lúc bố mẹ tuyệt vọng nhất, đang quay cuồng xoay xở giữa cơn bão để cứu con, phép màu kì diệu của cuộc sống đã đến. Con được hội thiện tâm tài trợ 100% chi phí. Mẹ không biết ca phẫu thuật tới sẽ ra sao nhưng còn tia hy vọng nào mẹ sẽ cố nắm lấy để cùng con vượt qua như cách mẹ con mình đã cùng nhau chiến đấu suốt 4 tháng qua.

Trước đây, mẹ luôn ước mơ các con được làm ông này bà nọ nhưng giờ ước nguyện của mẹ đơn giản lắm, đó là 2 con luôn khỏe mạnh, đặc biệt con trai của mẹ, chú lính chì kiên trì và dũng cảm nhất. Mẹ nguyện đánh đổi tất cả, kể cả tuổi thọ của mình để con được làm người một cách khỏe mạnh và lành lặn như bao đứa trẻ khác.

Theo Khám phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.