Kiểu ngồi cấm kỵ, mẹ bầu nào cũng nên biết để tránh nguy hiểm cho thai nhi

Mẹ bầu cần tránh xa kiểu ngồi sau đây để bảo bệ thai nhi an toàn:

Tư thế ngồi chân không chạm đất khiến cho máu bị đổ dồn xuống chân, tình trạng phù nề vì thế mà càng trở nên trầm trọng hơn.
Tư thế ngồi chân không chạm đất khiến cho máu bị đổ dồn xuống chân, tình trạng phù nề vì thế mà càng trở nên trầm trọng hơn.

Ngồi khoanh chân

Ngồi khoanh chân thường thấy khi mẹ ăn cơm trải chiếu cùng gia đình. Ở tư thế này, phần chi dưới của mẹ bị chèn ép, lưu lượng máu truyền đi bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở đùi, gây phù, đau nhức, dễ tê chân…

Tình trạng này càng nặng hơn khi bụng mẹ càng to nên đây là tư thế nằm ngồi cấm kỵ của mẹ bầu 3 tháng cuối nhất định phải lưu ý.

Tư thế ngồi chân không chạm đất

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu sẽ có hiện tượng chân phù nề nhiều hơn so với thông thường. Tư thế ngồi chân không chạm đất khiến cho máu bị đổ dồn xuống chân, tình trạng phù nề vì thế mà càng trở nên trầm trọng hơn. Điều này vừa không tốt cho mẹ mà còn có thể gây ra biến chứng tiền sản giật trong thai kỳ.
Vì vậy nếu cần thiết phải ngồi trên ghế cao thì mẹ hãy để thêm một chiếc ghê thấp hoặc đệm kê chân sao cho đầu gối cao hơn mông một chút, chân chạm đất và song song với mặt phẳng là tốt nhất.

Ngồi xổm

Khi bụng mẹ to lên, phần dưới của cơ thể và cột sống sẽ chịu áp lực rất lớn từ thai nhi. Mẹ ngồi xổm sẽ khiến các cơ bị kéo căng, đau nhói, các mạch máu ở chân bị tắc nghẽn, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề, dễ ngã, dễ ngất xỉu. Đó là chưa kể tư thế ngồi xổm còn khiến bụng mẹ bị co ép, rất có hại cho thai nhi, dễ vỡ ối đẻ non.

Vì co ép đẩy thai xuống dưới nên tư thế này rất được khuyến khích khi mẹ đau đẻ. Nó giúp xương chậu nở ra và dồn sức ép lên tử cung để đẩy em bé ra ngoài dễ hơn. Vì vậy, với các mẹ thai còn nhỏ, chưa đủ ngày đủ tháng thì nên kiêng tư thế này.

Ngồi bắt chéo chân

Thông thường, tư thế ngồi bắt chéo chân vốn đã là kiểu ngồi không tốt cho sức khỏe. Với các mẹ bầu, tư thế này càng không được khuyến khích và mẹ bầu nên tuyệt đối tránh. Lý do là vì nó có thể khiến mẹ dễ bị giãn tĩnh mạch, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và dễ làm mẹ bầu bị kiệt sức.

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...