West đã chia sẻ một dòng tweet chỉ vài giờ sau khi Bharain và các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) chính thức hòa giải với Israel bằng cách ký kết thỏa thuận hòa bình do Mỹ làm trung gian tại Nhà trắng. Họ trở thành quốc gia Ả rập thứ 3 và thứ 4 chính thức công nhận Israel sau Ai Cập năm 1979 và Jordan năm 1994.
Theo thỏa thuận giữa Israel và UAE, Tel Aviv hứa sẽ dừng kế hoạch xây dựng thêm các khu định cư ở Bờ Tây bị chiếm đóng. Abu-Dhabi trước đó nói rằng mặc dù đạt được một thỏa thuận với Israel, nhưng họ không chống lại việc thành lập một nhà nước Palestine.
Kushner trước đây cho biết các quốc gia khác chắc chắn sẽ tham gia vào tiến tình hòa bình do Mỹ phát động và tham gia các thỏa thuận tương tự với Israel. Ông cho rằng một số nước đang trong quá trình đàm phán với Israel.
Theo giới truyền thông, Ả rập xê út có khả năng là quốc gia tiếp theo bình thường hóa quan hệ với Israel. Vào cuối tháng 8, TT Trump cho biết ông mong muốn Vương quốc Anh sẽ tham gia một hiệp định mang tính bước ngoặt đạt được giữa UAE và Israel về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Trước đó, Ả rập xê út cho phép dùng không phận của mình cho các chuyến bay giữa Israel và UAE.
Tuy nhiên, vương quốc này khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine là điều kiện tiên quyết để chính thức công nhận Israel.
Theo truyền thống, các quốc gia Liên đoàn Ả rập có thái độ thù địch với Israel, họ khăng khăng khôi phục biên giới giữa Israel và Palestine về vị trí trước cuộc Chiến tranh 6 ngày năm 1967 như một nền tảng cho hòa bình. Đến hôm nay, Israel vẫn từ chối công nhận Chính quyền Quốc gia Palestine là một thực thể chính trị và ngoại giao độc lập.
Hiệp định Hòa bình Abraham vấp phải phản ứng tiêu cực từ chính quyền Palestine và TT Mahmoud Abbas nói rằng nó sẽ không mang lại hòa bình cho khu vực.