Con người trẻ hơn, nhiễm sắc thể thay đổi khi sống ngoài vũ trụ

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA vừa cho biết có sự thay đổi nhiễm sắc thể của các phi hành gia khi bay lên vũ trụ. Chúng dài ra và sau đó thu nhỏ lại sau khi trở lại mặt đất.

Scott Kelly (bên trái) cùng người anh em sinh đôi
Scott Kelly (bên trái) cùng người anh em sinh đôi

Các chuyên gia ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã nghiên cứu hàng nghìn cách khách nhau để xác định sự thay đổi bên trong cơ thể người sau mỗi chuyến bay ra ngoài vũ trụ.

Phi hành gia của NASA Scott Kelly đã quay trở về trái đất sau khi trải qua gần một năm du hành trong không gian. Trong 340 ngày của mình trên Trạm vũ trụ quốc tế hay ISS, các nhà khoa học cũng theo dõi người em song sinh của Scott là Mark Kelly hiện vẫn đang làm việc trên Trái đất.

Họ đã lấy mẫu nghiên cứu của cả hai anh em trước, trong và sau khi phi hành gia thực hiện nhiệm vụ bay vào không gian và thu được một số kết quả khá thú vị.

Điều đặc biệt đầu tiên chính là nhiễm sắc thể của Scott có dấu hiệu dài ra, sau đó thu nhỏ lại sau khi trở lại mặt đất.

Theo Telegraph, Scott Kelly cao hơn người em trai sinh đôi do không chịu tác động của trọng lực trong thời gian dài. Hiện tại, Scott trẻ hơn Mark một chút nhờ hiệu ứng "thời gian co giãn" (time dilation) trong thuyết tương đối của Albert Einstein. Tuy nhiên, cơ bắp và xương của ông lại phải chịu đau đớn gấp nhiều lần.

Các phân tích cho thấy, có thể sẽ tồn tại các gen đặc biệt gọi tên là "gen không gian" bởi các nhà khoa học đã xác định được hơn 200.000 phân tử RNA khác nhau giữa hai anh em nhà Kelly, tờ ibtimes cho biết.

Dù điều này là khá bình thường giữa các cặp song sinh nhưng các nhà khoa học tin rằng, trong số này có thể sẽ tồn tại 1 số gen đặc biệt chỉ được kích hoạt khi ra khỏi Trái đất.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.