Con đến trường, mẹ tuyệt đối không dọa câu này

Sắp đến ngày tựu trường, các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi mầm non lần đầu đến trường thường có tâm trạng bất an lo lắng khi thói quen và môi trường của con thay đổi. 

Trẻ tự tin khi đến trường. Ảnh H.X.Đ.
Trẻ tự tin khi đến trường. Ảnh H.X.Đ.

Tuy vậy, nếu cha mẹ chuẩn bị tốt cho con thì những ngày đến trường sắp tới sẽ thật sự là mỗi ngày vui.

Những việc cha mẹ cần làm

Là một giáo viên mầm non, tôi thấu hiểu và cảm thông những trăn trở đó. Nhất là những bé mới bắt đầu đi học, khi con phải xa ba mẹ, bước vào một không gian mới, hoàn toàn xa lạ, để bắt đầu lam quen với môi trường của tập thể.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ sẽ là những người người thầy, người cô đầu tiên của trẻ giúp trẻ tự tin khi đến trường.

Trước hết, cha mẹ cần tìm hiểu về những hoạt động của trường mầm non, lịch sinh hoạt của từng độ tuổi. Đó là những giờ ăn, giờ học, giờ ngủ, giờ chơi. Lịch sinh hoạt này được cập nhật, sắp xếp theo từng khối lớp, con của mình lớn lên theo thời điểm nào thì chú ý ở thời điểm đó.

Điều này, sẽ giúp cha mẹ tạo cho trẻ những ứng xử của thói quen tốt, phù hợp với việc hòa nhập cùng tập thể nhanh hơn.Trẻ ở gia đình, có những cá tính không phù hợp, thì cha mẹ nên loại bỏ.

Cần cố gắng tập trung cho trẻ việc ăn - ngủ đúng giờ. Cho trẻ làm quen với một số món ăn gần giống như trong thực đơn của nhà trường, giải thích cho trẻ nghe việc ăn, ngủ ở trường nên để ý, học hỏi cùng các bạn.

Cha mẹ phải cho trẻ ăn đầy đủ các món, tập dần cách tự phục vụ trong khi ăn như: xúc cơm, lấy thức ăn, mời người lớn, nói cảm ơn, giữ trật tự trong giờ ăn. Đây chính là các hoạt động thường nhật của trường mầm non.

Cho nên cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen tốt, thực hiện đúng trong giờ ăn. Điều này là một phần không nhỏ giúp trẻ tự tin khi đi học.

Các kỹ năng cần thiết

Trong hành động giúp trẻ tự tin khi bước vào môi trường mới, ngoài việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ thì cần giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết, như việc chơi chung với bạn, hòa đồng, biết chia sẻ với bạn, có một số thói quen tốt nhất định như ăn, ngủ đúng giờ lúc ở nhà.

Biết tập trung vào những giờ đọc sách, lắng nghe cha mẹ. Nếu ở nhà bé biết lắng nghe sự chỉ dạy của cha mẹ, biết tập trung chú ý một số sinh hoạt của gia đình, hoạt động làm quen với tô, vẽ, nghe kể chuyện, đọc thơ, thì đến lớp trẻ sẽ rất thích được thực hiện nội quy nề nếp của lớp học.

Con đến trường, đừng dọa :

Trẻ tham gia các hoạt động ở trường cùng cô giáo - Ảnh H.X.Đ.

Qua việc này, cha mẹ cũng là người kịp thời phát hiện những triệu chứng tâm lý của con như bệnh tăng động- giảm chú ý, bệnh tự kỷ.

Tình trạng này hiện nay rất nhiều, khi môi trường sống của trẻ em thành phố, bị giới hạn không gian, thời gian tiếp xúc với màn hình tivi và điện thoại thông minh quá nhiều. Khi phát hiên, cha mẹ cần gặp bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị cho trẻ kịp thời trước khi quá muộn.

Đừng biến trường học thành nơi ám ảnh trẻ

Cha mẹ nào cũng muốn con mình đến trường với một tâm trạng vui tươi và hạnh phúc nhưng lại hay có thói quen hăm dọa con, những câu như: "Con mà không ăn mẹ sẽ mách cô giáo, cho cô giáo phạt con", hoặc "Hôm nay con đi học có bị cô giáo phạt không?", "Ở trường có bạn nào đánh con không", "Con không ngoan, mai mẹ bỏ mẹ không đón con",...

Và rất nhiều câu nói mà chỉ khiến môi trường giáo dục trở nên khắt khe trong mắt trẻ, một nơi khiến trẻ bị ám ảnh. Rồi hỏi tại sao, mỗi ngày thức giấc con trẻ sợ phải đi học, khi ở trường chỉ nghe thấy những điều áp lực và ràng buộc, không phải là ngôi nhà thứ hai của trẻ.

Khi cha mẹ chuẩn bị cho trẻ về tâm lý và một số kỹ năng cần thiết thì trẻ sẽ cảm thấy không quá khó khăn khi rời khỏi vòng tay yêu thương che chở bảo bọc của cha mẹ và tự tin vào bản thân mình, yêu thích việc đến trường, làm quen với bạn bè.

Khi đã nắm được những nội quy, những thói quen, và việc ở trường là niềm vu, thì trẻ sẽ tự giác trong việc đến trường. Dần dần đi học, tham gia các hoạt động ở trường trở thành nỗi khát khao, mỗi khi trẻ ở nhà cảm thấy vắng vẻ, thiếu bạn chơi chung, không được hoạt động nhóm, không được trò chuyện cùng cô giáo.

Theo Thanhnien.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ