Hôm 1/2, hai chú cá rồng (oarfish) đã được phát hiện sau khi bị mắc vào lưới ở ngoài khơi quận Toyama, đưa tổng số cá rồng được tìm thấy trong mùa này lên 7 con.
Đầu tuần này, một con cá rồng dài 3,2 mét cũng bị dạt vào bờ vịnh Toyama, trong khi đó một con cá rồng dài 4 mét khác bị vướng vào lưới đánh cá ngoài khơi cảng Imizu.
Loài cá rồng này thường sống ở độ sâu từ 200 tới 1.000 mét và có lớp da màu bạc, vây đỏ.
Theo truyền thống, loài cá này được gọi là “Sứ giả từ Cung điện của Chúa” – một truyền thuyết cho rằng chúng tự bơi lên bờ trước trận động đất ở dưới biển. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã bác bỏ thông tin này.
“Không có bằng chứng khoa học về truyền thuyết cho rằng cá rồng xuất hiện gần các trận động đất lớn. Tuy nhiên, chúng tôi không thể bác bỏ 100% khả năng” – người quản lý thủy cung Uozu Kazusa Saiba nói với hãng tin CNN.
“Có thể là do sự nóng lên toàn cầu có tác động lên sự xuất hiện của cá rồng, hay một lý do khác mà chúng ta chưa biết” – ông Saiba nói.
Huyền thoại về cá rồng là điềm báo của động đất đã khiến nhiều người tin tưởng sau vụ động đất năm 2011 ở Fukushima và trận sóng thần sau đó khiến hơn 20.000 người thiệt mạng. Ít nhất hơn 10 con cá rồng đã dạt vào bờ biển Nhật trong năm trước thảm họa này – hãng tin Kyodon News cho biết.