Colombia sẽ cấm vận vũ khí đối với Mỹ và các nước thân Israel

GD&TĐ - Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, các quốc gia có quan điểm thân Israel sẽ bị nước này cấm vận ngừng mua vũ khí.

Colombia sẽ cấm vận vũ khí đối với Mỹ và các nước thân Israel

Tiêu chí để Colombia đưa ra quyết định là cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc về dự thảo nghị quyết “Các khu định cư của Israel trên lãnh thổ của người Palestine, bao gồm cả Đông Jerusalem và ở Cao nguyên Golan của Syria bị chiếm đóng”.

Trong cuộc thảo luận ngày 9/11 tại trụ sở Liên hợp quốc, nghị quyết đã được thông qua với đa số 145 phiếu thuận, 18 phiếu trắng và 7 phiếu chống (Mỹ, Israel, Canada, Hungary, Quần đảo Marshall, Micronesia, Nauru).

Người đứng đầu Colombia cho biết, nước ông sẽ ngừng mua vũ khí từ các quốc gia đã bỏ phiếu chống hoặc bỏ phiếu trắng thông qua nghị quyết này. Như đã lưu ý trên ấn phẩm Defensa của Tây Ban Nha, Colombia có hợp tác kỹ thuật quân sự chặt chẽ với Israel.

Là một phần của thỏa thuận trị giá 630 triệu USD ký gần đây với Tel Aviv, Colombia đã mua hệ thống tác chiến điện tử cho máy bay Boeing 737-700, hệ thống phòng không Barak MX, pháo tự hành Atmos 155 mm, tháp pháo cho xe bọc thép LAV III...

Bên cạnh đó là phụ tùng và linh kiện cho hàng nghìn khẩu súng trường Galil mà lực lượng vũ trang nước này đang trang bị. Đó là chưa kể việc bảo trì các máy bay chiến đấu Kfir đã mua trước đó.

Tuy nhiên trên thực tế, việc cắt đứt quan hệ đối tác quân sự với Colombia là do chính phủ Israel khởi xướng vào tháng 10, do tổng thống quốc gia Nam Mỹ này chỉ trích gay gắt hoạt động quân sự ở Dải Gaza.

Thương vụ bán hệ thống phòng không Barak MX cho Colombia nguy cơ bị hủy bỏ.

Thương vụ bán hệ thống phòng không Barak MX cho Colombia nguy cơ bị hủy bỏ.

Điều đáng quan tâm hơn là lệnh cấm vận vũ khí đối với Washington: "Việc cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ - đồng minh chiến lược lớn nhất của Colombia trong các vấn đề quốc phòng, chống buôn bán ma túy và khủng bố... đang gây lo ngại bởi Washington viện trợ hơn 400 triệu USD mỗi năm cho đất nước này", tờ Defensa nói thêm.

Như đã lưu ý, trung tâm bảo trì lớn nhất cho máy bay trực thăng Black Hawk UH-60 được đặt tại Colombia và đất nước Nam Mỹ được trang bị gần 100 phương tiện như vậy.

Họ cũng đang được dự án mua lại 145 xe bọc thép chở quân M1117 4x4 của Mỹ. Một thỏa thuận tiềm năng với Canada về việc mua 55 xe bọc thép 8x8 LAV III (32 chiếc đã được đưa vào sử dụng) cũng có nguy cơ bị hủy bỏ.

Nếu lệnh cấm vận vũ khí thực sự được đưa ra, điều này có nghĩa là phải cắt đứt hoàn toàn với Washington, quốc gia trong hơn một thế kỷ đã đảm bảo vấn đề quốc phòng cho Colombia.

Hệ thống phòng không Barak 8 nâng cấp, hay LRSAM do Israel hợp tác chế tạo với Ấn Độ.

Theo Defensa

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ