Cổ vật chiếc xe kéo có giá trị, gắn liền với vị vua yêu nước Thành Thái. Do có tư tưởng chống Pháp nên vào nǎm 1916, ông bị thực dân Pháp đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.
Hiện vật này có thể nằm trong số rất nhiều các cổ vật của triều Nguyễn bị thực dân Pháp chiếm đoạt trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hoặc cũng có thể là những vật dụng gắn liền với gia đình vua Thành Thái trong thời gian nhà vua sống ở thành phố Saint Denis tại đảo Réunion.
Việc đưa cổ vật triều Nguyễn về nước là nỗ lực không nhỏ của các ban ngành, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Để có được cổ vật hoàng cung, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế chi 42.800 euro, còn lại 13.000 euro do Đại sứ quán VN tại Pháp vận động bà con kiều bào và TTBTDTCĐ Huế vận động các tổ chức, cá nhân trong nước.
Từ câu chuyện đấu giá chật vật cổ vật triều Nguyễn mới thấy rằng, nguồn lực có hạn nên Trung tâm Bảo tồn di tích cố đố Huế chưa thành công trong các phiên đấu giá để đưa những báu vật quý giá hoang cung trở về nước.
Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Thừa Thiên - Huế chi ngân sách để tham gia đấu giá nhằm sở hữu cổ vật quý về với đất nước, nhất là đối với Huế - nơi vốn sở hữu các di sản của Triều Nguyễn để lại.
Sau vụ đấu giá thành công để đưa được chiếc xe kéo này về nước, lần đầu tiên trong lịch sử Huế đã thắng trong việc vận động, đưa cổ vật triều Nguyễn về lại cố hương, mở ra nhiều triển vọng và ước mơ thành hiện thực khi đưa những cổ vật quý hiếm của cha ông tổ tiên về nơi mà nó đã từng hiện diện.
Được biết Đã có nhiều đồ quý báu của vua Nguyễn sau khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, đã lấy đi về nước họ, để lại một lỗ hổng rất lớn cho vết tích một thời vàng son ở cố đô Huế.
Mới đây chiếc long sàng của vua Thành Thái với giá hơn ba tỷ đồng, khiến cho người đại diện của Huế không thể tham gia phiên đấu giá đến cuối cùng. Cũng may, người sở hữu chiếc long sàng này là ông Tạ Văn Quang, hậu duệ thuộc dòng cháu họ của vua Thành Thái đang định cư tại Pháp mua lại.
Ông Quang cũng đang có kế hoạch đưa cổ vật này về Huế. Trước đó, bức tranh “Chiều tà” (Ngày tàn) của vua Hàm Nghi đã lên sàn đấu giá ở Paris.
Đại diện Việt Nam đã theo đến 8.600 Euro thì bỏ cuộc. Sau đó, một bảo vật hoàng cung khác là mô hình đình bia lăng Khải Định làm bằng đá cẩm thạch đỏ do triều Nguyễn chế tác được đưa ra đấu giá… nhưng cũng ngậm ngùi về tay một người nước ngoài.