Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười: Muốn có nguồn lực con người thì phải GD-ĐT con người từ tấm bé

GD&TĐ - Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười từng nhấn mạnh điều này trong bài phát biểu của mình tại Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm – ngày đó còn trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nôi – ngày 19/1/1996.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười với thiếu nhi trường PTTH An Thạch, huyện Bến Lức, tỉnh Long An (28/9/1996). Ảnh: Xuân Lâm/TTXVN
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười với thiếu nhi trường PTTH An Thạch, huyện Bến Lức, tỉnh Long An (28/9/1996). Ảnh: Xuân Lâm/TTXVN

GD-ĐT- vị trí trọng yếu trong sự phát triển của quốc gia

Bài viết được biên tập, lược dẫn từ bài phát biểu “Phát triển GD-ĐT phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của cố Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm (khi ấy thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) ngày 19/1/1996.

Cố Tổng Bí thư nhấn mạnh, mọi người dân đều phải biết chữ, mặt bằng dân trí của cả nước trước mắt phải là tiểu học, rồi mau chóng tiến lên THCS; người lao động phải được đào tạo và không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp; có đội ngũ công nhân lành nghề, các nhà khoa học tầm cỡ trong tất cả các lĩnh vực, các nhà quản lý giỏi, những nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao có tài năng…

Tri thức khoa học phải đến với toàn dân, làm cho mọi người, mọi vùng, mọi tầng lớp, từng gia đình đều có năng lực thực tiễn đi vào các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, văn hóa. Đó là tiền đề và hơn thế nữa, đó cũng là một nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

GD-ĐT là lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, giữ vị trí trọng yếu trong sự phát triển của quốc gia. Đó là kết luận rút ra từ sự tồn tại và phát triển mấy ngàn năm của loài ngưòi.

Ngày nay, các nước trên thế giới đều coi sự phát triển con người là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội, lấy con người làm trung tâm của phát triển kinh tế - xã hội. Đảng ta đã khẳng định con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Động lực thúc đẩy con người làm nên sự nghiệp cũng chính là để phục vụ con người, để vươn tới mục tiêu mà nhân dân ta theo đuổi là được sống trong một nước độc lập, hòa bình, con người Việt Nam thoát khỏi cảnh nghèo khổ, cơ cực, mọi người có cuộc sống ấm no tự do, hạnh phúc, trong một xã hội giàu lòng nhân ái công bằng, văn minh. Đó là ham muốn tột bậc của Bác Hồ và cũng là khát vọng của toàn dân ta.

Phát triển phải luôn luôn gắn với cội nguồn

Theo cố Tổng Bí thư Đỗ Mười, mỗi dân tộc trên con đường phát triển phải luôn luôn gắn với cội nguồn, với truyền thống và bản sắc của mình. Vì vậy, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đều phải trên nền tảng nhân cách văn hóa Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc;

Đồng thời tiếp thụ tinh hoa của nhân loại, hướng tới tầm cao thời đại. Nhà trường phải kết hợp chặt chẽ với gia đình, xã hội hình thành và phát triển nhân cách ấy ở con em chúng ta, ở thế hệ trẻ Việt Nam; cùng nhau tạo ra môi trưòng văn hóa lành mạnh, tốt đẹp trong gia đình và ngoài xã hội, giáo dục các em trở nên người con hiếu thảo, người công dân hữu ích, người bạn chân tình, luôn vươn tới chân, thiện, mỹ.

Các thế hệ trước đã rửa được nỗi nhục nô lệ cho dân tộc. Thế hệ trẻ ngày nay phải tiếp nối sự nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà để rửa nỗi nhục nghèo khổ, mở ra chương sử mới rạng rỡ cho non sông Việt Nam sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giối.

Nhà trường, các thầy, cô giáo có sứ mệnh cao cả cùng với gia đình và xã hội tạo ra cho đất nước những con người có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực, có đức, có tài, lấy đức làm gốc, đem hết trí tuệ và tâm huyết xây dựng đất nước để hoàn thành sự nghiệp vĩ đại đó của dân tộc ta.

Cố Tổng Bí thư nhấn mạnh: Muốn thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải gấp rút nâng cao trình độ của mọi người.

Trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, một mặt phải sử dụng tốt các nguồn vốn ngân sách và vốn trong dân đầu tư cho giáo dục, đào tạo; mặt khác, phải phát động một cao trào toàn dân tự giác học tập đi đôi với tổ chức, chỉ đạo tốt, cần gì học nấy, người biết dạy người chưa biết, với tinh thần cách mạng tiên công, quyết tâm xóa dốt, xóa "mù" để xóa đói, giảm nghèo, để làm nên giàu có.

Đồng thời, phải mỏ rộng hợp tác quôc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức trên thế giới cho sự nghiệp giáo dục của nước ta; nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm về giáo dục, đào tạo của các nước mới phát triển đã từng trải qua điều kiện xuất phát ban đầu tương tự nước ta hiện nay để vận dụng một cách phù hợp.

"Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi đầu tư vào con người là đầu tư cơ bản nhất; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Bước vào thòi kỳ mới, chúng ta phải có các chính sách thích hợp để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng toàn bộ nguồn nhân lực, bao gồm đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật, chuyên gia đầu ngành cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, đi đôi với trọng dụng nhân tài, những người con ưu tú của dân tộc ta. Phải đổi mối mạnh mẽ hệ thống các trường đại học, chuyên nghiệp, dạy nghề để đủ sức tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý, đủ năng lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa" - cố Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ