Cố Tổng Bí Thư Đỗ Mười: Mỗi trường đại học phải là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học

GD&TĐ - Theo nhận xét của nhiều người đã từng có thời gian được làm việc với cố Tổng Bí Thư Đỗ Mười thì ông là người rất quan tâm đến giáo dục và đội ngũ nhà giáo. Cố Tổng Bí thư từng yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể phải thường xuyên chăm lo phát triển giáo dục; quan tâm bồi dưõng đội ngũ thầy, cô giáo về chính trị, tư tưởng, chuyên môn, đời sống.

Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Trường Sư phạm Phú Yên (ngày 7/4/1994) - Ảnh: MINH KÝ
Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Trường Sư phạm Phú Yên (ngày 7/4/1994) - Ảnh: MINH KÝ
Mỗi trường đại học phải là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học; mỗi viện nghiên cứu có trách nhiệm tham gia đào tạo. Các viện, trường phát huy tiềm năng mọi mặt của mình, tích cực tham gia phục vụ xã hội; được phép thành lập những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với những sản phẩm do công nghệ mới thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình tạo ra, theo những quy định của Chính phủ
Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười

Tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, ngày 16/12/1996, trong bài phát biểu khai mạc, cố Tổng Bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh: Cần chăm lo công tác xây dựng đảng và các đoàn thể trong nhà trường; làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục và kết nạp những giáo viên, sinh viên ưu tú vào Đảng; thường xuyên đưa những vấn đề về giáo dục, đào tạo và khoa học - công nghệ vào chương trình nghị sự sinh hoạt của cấp mình.

Vấn đề hàng đầu hiện nay là phải tìm ra động lực cho người dạy và người học, sao cho người dạy nêu cao trách nhiệm trước thế hệ trẻ, toàn tâm, toàn ý với nhiệm vụ của mình, phấn đấu vươn lên đáp ứng những tiêu chuẩn về chính trị, tư tưởng, đạo đức, chuyên môn của người thầy giáo trong chế độ mới. Còn người học thì chăm lo hoàn thiện nhân cách, hăng say, miệt mài học tập tiếp thu tri thức khoa học để trở thành những công dân hữu ích đối vối xã hội.

“Theo tinh thần đó, kỳ họp Trung ương lần này cần xem xét điều chỉnh thang bậc lương cho giáo dục, đề ra chính sách khuyến khích thanh niên có tài năng theo học ngành sư phạm và có phụ cấp thích đáng để động viên các thầy, cô giáo bám trụ ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, mang ánh sáng văn hoá đến từng người dân.

Mặt khác, Trung ương cũng phải bàn những biện pháp để quản lý tốt lĩnh vực giáo dục, kiểm tra được chất lượng giáo dục, thống nhất chương trình, nội dung sách giáo khoa trong cả nước, hướng trường học đi vào trật tự, kỷ cương, nền nếp” cố Tổng Bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh điều này trong bài phát biểu khai mạc hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII.

Về các giải pháp đẩy mạnh hoạt động khoa học – công nghệ, cố Tổng Bí thư Đỗ Mười gợi ý: Vấn đề trước tiên là tạo ra động lực để cho hoạt động khoa học - công nghệ phát triển đúng quy luật như một lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu.

Cần có cơ chế, chính sách để hình thành thị trường khoa học và công nghệ, hoạt động trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Áp dụng các cơ chế, chính sách thích hợp để tổ chức, sắp xếp hợp lý các viện nghiên cứu, các trường đại học; kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Bài viết được biên tập, lược dẫn từ bài phát biểu “Phát triển GD-ĐT, khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân” của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, ngày 16/12/1996.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ