Cơ sở giáo dục tự chủ cấp phát, quản lý bằng Tiến sĩ danh dự

Cơ sở giáo dục tự chủ cấp phát, quản lý bằng Tiến sĩ danh dự

Theo dự thảo Nghị định, đối tượng được phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự gồm: Nhà giáo, nhà khoa học; Nhà hoạt động chính trị, xã hội.

Điều kiện được phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự:

Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, được một cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, có uy tín quốc tế, có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho tình hữu nghị, cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, được Đại sứ quán nước đó gửi công hàm đề nghị phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự và được một cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam phong tặng đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Quy trình phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự được quy định trong dự thảo Nghị định như sau:

Đơn vị có chức năng hợp tác quốc tế thuộc cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ có văn bản đề nghị hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục đại học, nêu rõ thành tích, công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam đối với người được đề nghị, kèm theo lý lịch khoa học.

Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan cho ý kiến về người được đề nghị để đảm bảo người được đề nghị hiện không vi phạm pháp luật của Việt Nam, pháp luật của nước họ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đối với nhà hoạt động chính trị, xã hội người nước ngoài, có công hàm của Đại sứ quán tại Việt Nam của nước có người được đề nghị phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự;

Sau khi nhận được văn bản đề nghị theo quy định, hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ tổ chức họp Hội đồng khoa học và đào tạo xem xét về tính xác thực của thành tích công lao đóng góp cho nền giáo dục, khoa học của Việt Nam của người được đề nghị; thông qua biên bản của Hội đồng khoa học và đào tạo về việc đề nghị phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự cho người được đề nghị.

Căn cứ quyết nghị của Hội đồng khoa học và đào tạo, hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ trình Hội đồng trường xem xét, thông qua. Trên cơ sở nghị quyết của hội đồng trường, hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ ra quyết định phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự; tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự cho người được đề nghị theo quy định;

Cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ tự chủ thiết kế, in, cấp phát, quản lý bằng Tiến sĩ danh dự. Bằng tiến sĩ danh dự phải ghi rõ danh hiệu “Tiến sĩ danh dự”, không ghi “học vị Tiến sĩ” và không ghi ngành đào tạo; công khai danh sách người được phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.