Có phụ nữ Việt Nam phải làm vợ 5 bố con trong một gia đình Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Có phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc và phải làm vợ của 5 bố con trong một gia đình.

TS Nguyễn Thị Quý trao đổi tại buổi tọa đàm.
TS Nguyễn Thị Quý trao đổi tại buổi tọa đàm.

Tại buổi Tọa đàm “Lựa chọn giới tính khi sinh – hệ lụy của định kiến giới” do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức (chiều 30/9), TS Nguyễn Thị Quý – nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển thông tin: Có phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc. Họ phải làm vợ của 5 bố con trong một gia đình. Đứa trẻ sinh ra không biết là con của ai.

“Cũng có phụ nữ khi mang thai bé gái bị người chồng Trung Quốc bạo hành không thương tiếc. Đây là hệ lụy của định kiến về giới và lựa chọn giới tính” - TS Nguyễn Thị Quý chia sẻ.

TS Nguyễn Thị Quý cho rằng, ở Việt Nam cũng có tình trạng lựa chọn giới tính. Định kiến về giới có thể gây ra những hệ lụy đáng tiếc. Vì thế, cần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho người dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bà Nguyễn Phương Thúy trình bày tham luận tại tọa đàm.

Bà Nguyễn Phương Thúy trình bày tham luận tại tọa đàm.

Viện dẫn số liệu từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc, bà Nguyễn Phương Thúy - chuyên gia tư vấn độc lập về giới dự báo, do định kiến giới, hàng năm Việt Nam có khoảng 45.900 bé gái không được sinh ra. Dự báo đến năm 2034, Việt Nam sẽ dư thừa khoảng 1,5 triệu nam giới từ 15-49 tuổi. Đến năm 2059, sẽ là 2,5 triệu, chiếm khoảng 9,5% dân số nam giới trên cả nước.

Theo bà Thúy, mất cân bằng về nhân khẩu học ở Việt Nam sẽ để lại những tác động lâu dài, ảnh hưởng đến cấu trúc tuổi và giới tính. Số bé trai sinh ra nhiều hơn mức bình thường, dẫn đến dư thừa trẻ em trai và nam giới. Số lượng nam giới sẽ chiếm áp đảo tại Việt Nam sau năm 2050.

“Một trong những hậu quả về mất cân bằng giới tính khi sinh là việc dư thừa nam thanh niên. Điều này ảnh hưởng đến cấu trúc hôn nhân trong khu vực. Sự thiếu hụt các cô dâu tương lai sẽ đặt sức ép kết hôn lên người phụ nữ. Đồng thời, có thể làm gia tăng các hình thức bạo lực giới” – bà Thúy nhìn nhận.

Nhấn mạnh, thanh niên chính là tác nhân của sự thay đổi, TS Dương Kim Anh – Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam - cho rằng, giảm thiểu định kiến giới trong thanh niên là giải pháp căn cơ và bền vững... Theo đó, thanh niên có thể thực nghiệm bình đẳng giới bằng chính cuộc đời của mình.

Các bạn có thể tác động tới người xung quanh, lan tỏa các giá trị, thông điệp về bình đẳng giới. Các chiến dịch, chương trình truyền thông về bình đẳng giới, cần lấy người trẻ tuổi làm trọng tâm...

Sinh viên đặt câu hỏi với các chuyên gia.

Sinh viên đặt câu hỏi với các chuyên gia.

Toạ đàm "Lựa chọn giới tính khi sinh – hệ lụy của định kiến giới” là hoạt động thuộc khuôn khổ Dự án “Thanh niên tham gia thay đổi định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam”. Dự án do Oxfam và Liên minh Châu Âu (EU), Oxfam và Đại sứ quán Hà Lan tài trợ. Sự kiện nhằm thúc đẩy vai trò của thanh niên trong việc thay đổi định kiến giới.

Lựa chọn chủ đề này, Học viện Phụ nữ Việt Nam mong muốn nâng cao nhận thức giới, góp phần giảm thiểu định kiến giới. Toạ đàm cũng là cơ hội để thanh niên, sinh viên trao đổi, chia sẻ quan điểm của mình về định kiến giới. Đồng thời tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này trên thực tế.

Tọa đàm “Lựa chọn giới tính khi sinh – hệ lụy của định kiến giới” xoay quanh các nội dung chính: Thực trạng lựa chọn giới tính khi sinh và những vấn đề đặt ra; trao đổi về các vấn đề giới liên quan đến tình trạng lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới; thảo luận cách thức để thay đổi. Tọa đàm cũng nhấn mạnh vai trò của thanh niên, sinh viên và vai trò của truyền thông trong việc xóa bỏ tình trạng lựa chọn giới tính khi sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.