Có phải mỗi lần thay đổi Hoàng Đế đều phải đổi hậu cung?

Nhà Minh có chế độ tuẫn táng phi tần theo hoàng đế sau khi băng hà vô cùng tàn khốc.

Có phải mỗi lần thay đổi Hoàng Đế đều phải đổi hậu cung?

Có thể nói chế độ tuẫn táng này vô cùng tàn khốc. Dưới thời nhà Minh, Minh Huyên Tông chết rồi mà vẫn còn bắt 10 phi tần tuẫn táng cùng, khi ấy có một cung nữ tên Quách Ái, vừa mới nhập cung chưa tới 1 tháng thì Minh Huyên Tông mất. Minh Huyên Tông mất nên nàng phải chịu tuẫn táng theo.

Quách Ái xuất thân trong gia đình gia giáo, được học hành đàng hoàng, trời sinh khí chất xinh đẹp, tài hoa hơn người, tuổi còn nhỏ mà đã nổi tiếng khắp chốn gần xa là một tuyệt sắc tài nữ, đặc biệt có năng khiếu làm thơ viết văn.

Sau khi nghe được tin tức này, Quách Ái vô cùng phẫn nộ, thế nên đã viết một bài thơ tuyệt mệnh với đại ý như sau: “Cuộc đời ngắn hay dài chẳng thể nào biết được, không cần phải so đo tính toán. Sống mà như một giấc mơ, chết rồi thì mới được coi là tỉnh mộng.

Còn phải đi chết trước cả người thân của mình, thật sự cảm thấy hổ thẹn vì chưa báo hiếu được. Lòng thấy thê lương vì không thể tự quyết định cuộc đời của mình, như vậy có thể tưởng nhớ cho ta rồi”. Đó chính là chế độ tuẫn táng của nhà Minh.

Hoàng đế trung hoa,Hoàng đế Trung Quốc
Nhà Minh có chế độ tuẫn táng phi tần theo hoàng đế sau khi băng hà vô cùng tàn khốc. (Ảnh minh họa). 

Đến thời Thanh cũng vẫn tiếp tục chấp hành chế độ tuẫn táng của họ, khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết, Đại Phi chính là mẫu thân của Đa Nhĩ Cổn và Nhị Phi bị các Hoàng Thái Cực ép phải tuẫn táng. Sau khi Hoàng Thái Cực chết, thậm chí còn bắt cả nô bộc nam tuẫn táng cùng. 

Sau khi hoàng đế triều Thanh làm chủ Trung Nguyên, còn thực hiện chế độ tuẫn táng người sống. Về sau, thời kỳ nhà Thanh của Khang Hi cuối cùng cũng đã hủy bỏ chế độ tuẫn táng người sống.

Ngoài tuẫn táng, những phi tần cung nữ trong hậu cung của Hoàng đế còn có một vài cách xử lý, những người đã từng sinh con, đặc biệt là con trai có địa vị tương đối cao thì sẽ sống cùng người con trai đó, thông thường là sau khi khóc tang cho Hoàng đế xong thì sẽ được sắc phong thành Thái Phi.

Đây là số phận tốt nhất của những phi tần của hoàng đế đã băng hà. Còn có một kiểu khác là những cung nữ có địa vị khá thấp, do kinh nghiệm làm việc của họ khá phong phú, thế nên được giữ lại trong cung, tiếp tục làm cung nữ. Còn những người vào cung chưa lâu hoặc biểu hiện không tốt thì sẽ bị thả về nhà, thực ra thì đây cũng là một chuyện tốt, có thể coi như là được tự do.

Ngoài ra, có một số cung nữ hoặc phi tần bị phái đi thủ lăng cho hoàng đế, nếu như có người tự nguyện thay hoàng đế thủ linh thì sẽ được sắc phong làm Phu Nhân. Sau đó là vào chùa miếu làm ni cô để cầu phúc thay hoàng đế.

Đại khái là sẽ có những số phận như vậy, nhưng trong chính quyền của dân tộc thiểu số thì lại khác, họ có chế độ thu thê, khi các Đại Hãn thủ lĩnh các bộ lạc hoặc Thiền Vu (cách gọi vua chúa của người Hung Nô) chết thì những thủ lĩnh mới kế vị sẽ thu nạp tất cả những người vợ cũ của thủ lĩnh trước.

Như thế cũng không quan tâm luân lý đạo đức nữa, Vương Chiêu Quân cũng đã bị Thiền Vu của Hung Nô thu nạp.

Hoàng đế trung hoa,Hoàng đế Trung Quốc

Đến đời nhà Đường, người Hán tộc cũng bắt đầu nắm chính quyền, do thời Đường được lập trong thời loạn lạc, thành lập nên vương triều Trung Nguyên thống nhất, trước đó có rất nhiều dân tộc thiểu số phương Bắc nhân lúc chính quyền loạn lạc đã di dân xuống phía Nam rất nhiều.

Sau khi họ di dân vào trong trung nguyên thì bắt đầu ngưỡng mộ văn hóa Trung Hoa rồi dần dần thay đổi tên họ, đổi thành họ của người Hán, vì thế họ đã trở thành người ngoại tộc mang họ Hán tộc.

Tuy họ đã đổi họ, nhưng tư tưởng và thói quen sinh hoạt của họ vẫn lưu giữ sự thô bạo hoang dã của người dân tộc thiểu số.

Trong khi đó, những người như Lý Thế Dân, Dương Kiên, họ đều là những người Hán sống chung với người dân tộc thiểu số trong thời gian dài, nói là người Hán, nhưng thực ra thì họ gần như đã bị đồng hóa ở một mức độ nào đó, thế nên sau khi lập nên nhà Tùy Đường, phong cách của cả một quốc gia đều ảnh hưởng bởi tác phong thông bạo ngông cuồng của người dân tộc thiểu số.

Cho nên, những lễ giáo phong kiến đời đời tương truyền qua các triều đại trung nguyên hầu như đã bị hủy bỏ hết, vì thế nên đã xuất hiện cách làm thu thê giống như dân tộc thiểu số.

Hành vi này tức là sau khi hoàng đế chết, phi tần mỹ nữ trong cung của ông đều được thu nạp lại, cũng chẳng cần quan tâm luân lý đạo đức nữa, cũng không cần quan tâm lễ giáo phong kiến nữa, hoàng đế cũng chỉ còn quan hưởng lạc mà thôi.

Theo Công lý & xã hội

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ