Bốn mươi tuổi, không so sánh 3 thứ
Thứ nhất, không so bì giàu có
Ở ngưỡng tuổi này, cho dù bạn rất giàu hay rất nghèo thì so bì vật chất cũng không đem lại khác biệt hay lợi ích gì. Nửa đời người bôn ba vì tiền bạc sự nghiệp đã khiến chúng ta mệt nhoài, đến bây giờ, tất cả những gì chúng ta cần chỉ là những người bạn chân thành, những tri âm tri kỷ thấu hiểu lòng nhau.
Nếu bạn giàu có và liên tục khoe khoang về tài sản của mình, so bì gia cảnh người này với người khác hoặc tỏ ý coi thường, bạn bè xung quanh sẽ dần cảm thấy không thoải mái và khó chịu mỗi lần tiếp xúc.
Dần dần, họ chẳng còn muốn giao thiệp với bạn mà trở nên xa lánh, khiến bạn đánh mất những người tâm giao tri kỷ thật sự.
Thứ hai, không so bì con cái
Ở vào độ tuổi 40, con cái chúng ta đang dần bước vào các cánh cửa trường học. Người ta quen miệng kể lể về điểm số, thành tích của con mình trên lớp, rồi đem ra so sánh với mọi người xung quanh mà không nhận ra điều đó sẽ đẩy đối phương vào cảnh xấu hổ.
Thói quen so sánh con cái còn đem lại một mối nguy hiểm tiềm tàng là khiến con trẻ cũng học tính so bì, ganh đua, giành giật với bạn bè xung quanh. Kẻ thắng dần trở nên kiêu ngạo, tỏ vẻ coi thường người khác, còn kẻ thua phải chịu sỉ nhục, đánh mất lòng tự trọng, sau đó không còn nhiệt tình và chăm chỉ học hành nữa.
Ở bất cứ độ tuổi nào đi nữa, kiêu ngạo hay tự ti đều là những hiểm họa trí mạng ngăn cản con đường phát triển năng lực bản thân của mỗi người.
Thứ ba, không so bì xuất thân
Xuất thân hay gia cảnh chỉ quan trọng khi chúng ta còn non trẻ, chưa thể tự lực cánh sinh và sống dựa vào cha mẹ. Sau này, ai rồi cũng trưởng thành, khôn lớn và tự chứng minh với người đời năng lực của bản thân mình.
Chúng ta dựa vào tài năng chân chính để tiến thân trong sự nghiệp, bất cứ thành quả nào đạt được cũng đáng để tự hào và ngẩng cao đầu, không quan trọng xuất thân và gia cảnh bố mẹ ra sao.
Dù sinh ra trong vàng bạc châu báu mà không biết cách trân trọng và đủ năng lực kiếm tiền, sớm muộn gì cũng trở thành tay trắng. Ngược lại, cho dù sinh ra một nghèo hai trắng, chỉ cần có tài năng và làm việc chăm chỉ, ai rồi cũng có thể tự xây dựng một gia tài cho riêng mình.
Năm mươi tuổi, không tin tưởng 3 loại người
Đầu tiên, những kẻ tham tài
Không chỉ hạn chế tin tưởng, giao phó những nhiệm vụ quan trọng, chúng ta cũng nên hạn chế tiếp xúc và tránh xa những kẻ tham lam, quá trọng vật chất nếu có thể.
Ở tuổi 50, về cơ bản, đa số chúng ta đã gặt hái được một điểm dừng chân vững chắc và ổn định trong sự nghiệp. Vào thời điểm này, chắc hẳn sẽ có không ít người tham tài xuất hiện bên cạnh, cố gắng xun xoe và nịnh nọt bên tai. Mục đích không gì ngoài việc tìm cách bòn rút, tranh thủ một số lợi lộc từ trong tay chúng ta.
Nếu tin tưởng và thân thiết với những kẻ này, sớm muộn gì chúng ta cũng bị liên lụy, bị hành động bất nghĩa của họ đẩy vào tình thế bất lợi, đánh mất tiền bạc hoặc thậm chí là cả danh vọng và sự nghiệp.
Thứ hai, những kẻ bạc tình bạc nghĩa
Một trong những bất hạnh của đời người là gieo lòng tin nhầm chỗ, nhất là với người thân ruột thịt, với người vợ người chồng kết tóc xe duyên từ thuở nghèo khó hay với bạn bè thân thiết hàng chục năm tình nghĩa...
Đến những người thân thiết như thế, họ cũng có thể phản bội thì tốt nhất chúng ta đừng bao giờ đặt niềm tin vào con người bản tính bạc tình bạc nghĩa như vậy.
Thứ ba, những kẻ tiểu nhân
Tuýp người này có phần giống với tuýp người tham tài vì cả hai đều chăm chăm mong muốn nhận được lợi lộc từ bạn nên cố gắng làm thân, tâng bốc bằng những lời hoa mỹ có cánh.
Tuy nhiên, kiểu người này còn đáng sợ hơn ở chỗ, một khi bạn hết giá trị lợi dụng, họ sẵn sàng bỏ đá xuống giếng và đâm dao sau lưng, khiến bạn không thể không đề phòng.
Về "suy nghĩ cẩn thận": Trận đánh đẹp nhất là trận đánh mà trước đó bạn đã tính toán được sự được mất
Lý Gia Thành trước giờ chưa bao giờ đánh những trận mà không có sự chuẩn bị trước.
Ông luôn suy nghĩ kỹ trước khi làm việc, đồng thời tỉ mỉ phỏng đoán, kiểu tính toán được mất này hoàn toàn không phải vì ông không có đủ tự tin mà đó là sự thông suốt và trầm ổn của một người bước vào độ tuổi trung niên.
Chính vì luôn suy nghĩ thận trọng mà ông chưa bao giờ gặp khủng hoảng tài chính, chưa bao giờ phải chịu tổn thất lớn kể từ khi bắt đầu kinh doanh.
Phẩm chất này đã ăn sâu vào máu và trở thành một tiêu chí quan trọng đối với công việc, cuộc sống và cách đối nhân xử thế của ông.
Cơ hội luôn dành cho những người có sự chuẩn bị. Dẫu sao thì dao cùn, đem đi mài tuy tốn thời gian, nhưng dao một khi đã mài sắc thì chặt củi sẽ nhanh hơn.
Về "sáng suốt": Giữa một làn sóng cơ hội đang dâng cao, những kẻ ngốc chỉ nhìn thấy hòn đá, người khôn ngoan nhìn thấy suối nguồn. "Biết cách lựa chọn" mới là sự đảm bảo cho số phận của chính mình
Trên thương trường, cơ hội và rủi ro luôn song song, kẻ thù và bạn bè rất khó phân biệt, những lúc như vậy, điều quan trọng là cần phải có một đôi mắt sáng và tỉnh táo.
Gặp chuyện đừng vội vàng, hoang mang, hãy bình tĩnh và phán đoán cẩn thận.
Phẩm chất này không phải là thứ một sớm một chiều mà có ngay được, cần phải được tích lũy trong một khoảng thời gian dài.
Điều mà một người doanh nhân cần làm đó là quan sát bằng trái tim, tích lũy bằng trái tim và phân tích bằng trái tim.
Nói cho cùng, ở thời đại này, cơ hội không hiếm, nhưng những "ổ gà" cũng không phải là ít.
Vì vậy, gặp được cơ hội hay dẫm phải "ổ gà" đều phụ thuộc vào khả năng phán đoán của bạn, đây là thứ năng lực vô cùng quan trọng nếu bạn muốn dấn thân vào con đường kinh doanh.