Có nên tha thứ vô điều kiện?

GD&TĐ - Tôi nói với em gái rằng, tôi sẽ không buồn nếu chúng tôi không bao giờ nói chuyện với nhau nữa. Nhưng gần đây, chồng tôi khuyên tôi nên nên suy nghĩ lại. 

Có nên tha thứ vô điều kiện?

Tôi từng không muốn có bất kỳ liên hệ nào với em gái, nhưng tôi không muốn hai cô con gái trưởng thành của mình cũng phải ngừng tiếp xúc với người thân.

Thời niên thiếu, tôi và em gái phải trải qua sự tra tấn cả thể xác và tinh thần từ mẹ. Bà thường xuyên bộc phát những cơn thịnh nộ kinh hoàng. Bố tôi bất lực với mẹ nên ông coi mình là người đàn ông vô hình, cho phép sự tức giận của bà hoành hành. 

Giờ đây tôi đã ở tuổi 70. Em gái tôi nhỏ hơn vài tuổi. Chúng tôi chưa bao giờ thân thiết nhưng chúng tôi đã từng cùng nhau tận hưởng một vài kỳ nghỉ. Chúng tôi sống cách nhau hàng chục km. Em gái vẫn ở lại thành phố nơi chúng tôi lớn lên và cũng là nơi mẹ tôi tiếp tục sống sau khi bố tôi qua đời.

Cách đây một thời gian, mẹ tôi gặp vấn đề về sức khỏe và phải nhập viện. Em gái nói với tôi rằng, cô ấy đã làm xong phần việc của mình và bây giờ tôi phải có trách nhiệm với thời gian còn lại của mẹ.

Trong một năm, tôi đi đi về về vào mỗi cuối tuần để chăm sóc mẹ. Sau đó, tôi chuyển bà đến một nhà dưỡng lão gần chỗ tôi. Cho đến khi bà qua đời, hàng trăm lần tôi đã đến thăm bà ở đó và trong bệnh viện. Tôi nghĩ mình đã làm hết sức có thể.

Trong suốt thời kỳ này, em gái tôi xem như đó là trách nhiệm của tôi. Trước khi tôi chuyển mẹ đến nhà dưỡng lão, em gái tôi đã chia nhỏ đồ trang sức của mẹ, lấy tất cả những thứ có giá trị cho riêng mình và để lại cho hai cô con gái của tôi những món đồ thừa. 

Em gái tôi nói rằng với tư cách là con gái duy nhất của mẹ tôi, cô ấy được quyền sở hữu đồ trang sức, và các cô con gái của tôi nên biết ơn vì những gì chúng được nhận. Khi tôi nói tôi sẽ phải thu xếp nhiều thứ để chăm sóc thêm cho mẹ, em gái nói rằng tôi nên chi trả tất cả. Cô ấy không cho phép tôi đụng vào tài sản thừa kế.

Sau khi mẹ tôi qua đời, tôi thấy căng thẳng khi phải đối mặt với thái độ quá tàn nhẫn của em gái. Tôi biết em gái từng trải qua khủng hoảng thời thơ ấu với tôi, cô ấy cũng nói về việc đã phải trị liệu trong hàng chục năm vì vậy, một phần nào đó tôi vẫn cảm thấy thương cô ấy. 

Tôi đã nói với các con gái của mình rằng tôi hoàn toàn không muốn ngăn cản nếu chúng muốn tiếp xúc với dì. Các con đã nói chuyện với em gái tôi vài lần qua điện thoại nhưng tôi cảm thấy đó là những cuộc gọi không thực sự thoải mái. Mức độ căng thẳng của tôi chắc chắn sẽ bớt đi nếu tôi không đối đầu với em gái, nhưng tôi cũng tự hỏi liệu mình có đang nhu nhược và bất công với chính bản thân mình hay không. 

Thời điểm tôi cảm thấy khủng hoảng nhất, chồng luôn ở bên cạnh để làm chỗ dựa tinh thần cho tôi. Anh từng nói với tôi: “Anh biết những gì em làm và những gì em đã phải chịu đựng vì em gái của mình. Nhưng anh nghĩ chúng ta không nên đáp lại hành vi tồi tệ của ai đó bằng sự oán giận. Thay vào đó, hãy đáp lại bằng sự bao dung và thấu hiểu. Em hãy coi cô ấy như một bệnh nhân, một người nào đó đã hành động và bị điều khiển bởi những chấn thương tinh thần lớn trong quá khứ. Em từng nghe câu này chưa: Hiểu tất cả là phải tha thứ cho tất cả”.

Tôi nghe và thấm từng câu nói của anh, nhưng tôi không thể thay đổi được sự thật rằng cảm xúc của tôi đã bị xói mòn bởi sự coi thường của em gái. Vì chút tài sản của mẹ mà cô ấy dường như không coi trọng tình thân. Tại sao tôi phải làm ngơ tất cả để cố tìm ra giá trị trong mối quan hệ của mình với cô ấy? Tôi không thể hòa hợp với em gái, nhưng có một mối quan hệ khác mà tôi vẫn coi trọng, đó là với em rể của tôi. 

Đôi khi, tôi muốn dành thời gian cho em rể và em gái, không phải vì lợi ích của em gái mà là vì em rể. Đây cũng là cách tôi cố gắng xây dựng mối quan hệ với em gái mà tôi tin một ngày nào đó không xa, tôi có thể cảm thấy coi trọng trở lại. 

Tôi vẫn có một niềm tin mong manh rằng, trong tương lai, tôi có thể coi cô ấy thực sự là em gái của mình, chứ không phải một bệnh nhân. Nhiệm vụ hàn gắn này có lẽ sẽ bao gồm cả việc lắng nghe cô ấy nói và yêu cầu cô ấy thừa nhận rằng cô ấy đã từng làm tôi thất vọng.

Chồng tôi khuyên tôi nên tha thứ vô điều kiện, nhưng sự tha thứ tự nhiên được coi là một phản ứng đối với sự hối hận. Tôi nghĩ, trong trường hợp xấu nhất, nếu tôi và em gái không tìm được điểm chung, tôi có thể nói với em rể rằng tôi đã cố gắng nhưng không đạt được kết quả nào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.