Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ trong phòng điều hòa không?

Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ trong phòng điều hòa, có nên cho trẻ nằm nôi/ võng hay nên cho trẻ ngủ chung/ ngủ riêng với bố mẹ?

Trẻ có thể trong phòng có đặt máy điều hòa vì điều này mang sự thoải mái cho trẻ và cũng có thể ngăn ngừa đột tử sơ sinh do nhiệt độ nóng. (Ảnh: FramePool)
Trẻ có thể trong phòng có đặt máy điều hòa vì điều này mang sự thoải mái cho trẻ và cũng có thể ngăn ngừa đột tử sơ sinh do nhiệt độ nóng. (Ảnh: FramePool)

Những thắc mắc này sẽ được bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh (ĐH Worcester-Anh) giải thích cụ thể.

1. Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ trong phòng điều hòa không?

Trẻ có thể trong phòng có đặt máy điều hòa vì điều này mang sự thoải mái cho trẻ và cũng có thể ngăn ngừa đột tử sơ sinh do nhiệt độ nóng. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu tâm những vấn đề sau:

- Không nên đặt nơi bé ngủ dưới làn hơi điều hòa.

- Nhiệt độ trung bình được khuyên 25-26 độ, nên mở máy điều hòa trước.

Trẻ có thể ngủ trong phòng máy điều hòa, nhưng tránh nằm dưới làn hơi điều hòa và điều chỉnh nhiệt độ phòng hợp lý. Bệnh đường hô hấp thường không do nhiệt độ lạnh, mà thường do nhiễm vi khuẩn hoặc virut từ không khí hoặc bị lây từ người bị nhiễm hoặc đang mang mầm bệnh.

2. Trẻ sơ sinh quấy khóc, khó ngủ khi nằm giường nhưng lại ngủ ngon khi nằm nôi, võng. Vậy có nên để trẻ ngủ trên nôi, võng suốt đêm không?

Theo báo cáo của GS.BS Keong, C.C, Trưởng khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Raja Permaisuri Bainun, trẻ sơ sinh nằm trên nôi đung đưa (bao gồm cả nôi điện) hoặc võng có thể gia tăng tổn thương vùng chất xám và chất trắng do não trẻ sơ sinh chưa ổn định. Việc tổn thương này ảnh hưởng đến IQ và khả năng nhận thức của trẻ. Mức độ tổn thương tùy thuộc vào tốc độ đung đưa. Tuy nhiên, dù ở tốc độ nào, nhưng việc gây ra sự rung và lắc trong não bộ trẻ sơ sinh là đều nên tránh.

Co nen cho tre so sinh ngu trong phong dieu hoa khong? - Anh 2

Cha mẹ có thể đặt bé nằm nôi/võng cố định, nhưng nên tránh đung đưa nôi hoặc võng cho trẻ dưới 1 tuổi. (Ảnh: Phụ nữ Việt Nam)

Cha mẹ có thể đặt bé nằm nôi/võng cố định, nhưng nên tránh đung đưa nôi hoặc võng cho trẻ dưới 1 tuổi khi mà não bộ chưa phát triển ổn định. Võng cũng có một nguy cơ khác là có thể làm trẻ cuộn tròn sang tư thế nằm nghiêng hoặc nằm úp, rất dễ gây đột tử cho bé hoặc cũng dễ gây té ngã (đối với các bé trên 8 tháng). Do đó, cha mẹ nên đặt bé nằm võng trong khu vực bạn có thể quan sát bé.

3. Cho trẻ sơ sinh ngủ riêng giường (vẫn chung phòng) với bố mẹ ngay từ nhỏ có nên không và có tác hại gì không?

Theo thống kê, cha mẹ Châu Á thích ngủ với trẻ trên cùng 1 giường cho đến ít nhất 6 tháng tuổi vì những lý do sau:

- Dễ dàng cho bé bú khi bé có nhu cầu

- Tăng tình cảm và mối ràng buộc mẹ -con

- Luôn lo lắng không biết trẻ cần gì trong lúc ngủ không, như có đói không, có nóng không, có ngủ ngon không, sao đổ mồ hôi nhiều.

Co nen cho tre so sinh ngu trong phong dieu hoa khong? - Anh 3

Nên hay không nên cho trẻ ngủ chung với bố mẹ. (Ảnh: FramePool)

Năm 2004 đến nay, Bộ Y tế Anh đã đưa ra những hướng dẫn giấc ngủ an toàn của trẻ cho cha mẹ Việt Nam nói riêng, Châu Á nói chung. Hướng dẫn vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, nhưng cũng mang ý nghĩa nhân văn của việc ngủ chung cùng con:

Bạn có thể ngủ chung cùng bé khi bạn:

- Không là người nghiện rượu, hoặc thuốc lá (kể cả chồng của bạn).

- Lúc bạn không quá mệt hoặc quá buồn ngủ do công việc

- Lúc bạn đang dùng thuốc an thần, thuốc trầm cảm hoặc đang điều trị 1 căn bệnh nào đó mà phải dùng thuốc liên quan đến đến hệ thần kinh trung ương.

Tại sao cần những lời khuyên này? Vì khi bạn mất nhận thức khi nằm cùng bé thì rất nguy hiểm vì bạn có thể nằm đè lên bé làm bé ngưng đường thở. Đã có những bằng chứng lâm sàng về sự đột tử của trẻ em khi cha mẹ ngủ chung trong trang thái vô thức.

Khi bạn quá mệt mỏi với công việc, bạn phải làm sao?

Lời khuyên dành cho các bạn làm việc quá mệt mỏi từ công việc. Giấc ngủ của bạn có thể đến nhanh và trong vô thức. Một cách bạn có thể làm là cho bé nằm riêng trong cũi, nhưng vẫn đặt cũi nằm trong phòng của bạn. Đây là cách mà Bộ Y tế Anh khuyên cha mẹ nên làm. Cách này cũng làm trẻ dễ điều tiết bản thân, đôi lúc cần 1 ít thời gian trước khi có mẹ bên cạnh làm trẻ kiểm soát tâm trạng tốt hơn. Bằng cách này bạn vừa tránh được tai nạn đột tử cho bé, mà vẫn có thể cho bé bú và quan sát bé mặc dù bạn đang ngủ.

Trẻ con có thể cho bạn biết điều nguy hiểm

Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ không biết nói làm sao cho bạn biết trẻ đang gặp rắc rối gì đó. Tuy nhiên, thực tế trẻ dưới 1 tuổi rất nhạy cảm với mọi thứ. Do đó, trẻ có thể cảnh báo bạn những điều làm bé khó chịu bằng những cao độ giọng khóc khác nhau. Trẻ con khóc ở những thời điểm khác nhau, nếu bạn là người mẹ có kinh nghiệm sẽ nhận biết tiếng khóc đòi sữa sẽ khác tiếng khóc bị ướt tã gây khó chịu. Nghiên cứu cho thấy trẻ nằm chung giường thường khó cảnh báo cho cha mẹ nếu cha mẹ quá mệt mỏi hoặc mất nhận thức hơn. Tuy nhiên, trẻ có thể cảnh báo tốt hơn khi bé nằm trên cũi, nhưng chung phòng với mẹ.

Co nen cho tre so sinh ngu trong phong dieu hoa khong? - Anh 4

Có những lưu ý đặc biệt bố mẹ cần biết nếu để bé ngủ chung với bố mẹ. (Ảnh: FramePool)

Cách đặt bé xuống cũi

Bạn nên đặt bé xuống cũi khi bé mệt mỏi và muốn ngủ. Không nên ru đến khi bé ngủ rồi mới đặt xuống cũi. Trẻ sẽ thức ngay sau đó vì trẻ rất nhạy cảm với thay đổi không gian và vắng hơi thở của mẹ. Bằng cách đặt bé xuống cũi trước khi bé ngủ sẽ tạo cơ hội cho bé tự rơi vào giấc ngủ. Giấc ngủ như vậy sẽ ổn định.

Cha mẹ có thể ngủ cùng bé nếu không có những yếu tố nguy cơ kể trên. Khi nằm trên giường, giường đủ lớn và khu vực bé ít mùng mềm. Tuy nhiên, cách tốt nhất và an toàn nhất là nên đặt bé nằm ngủ trong cũi, và đặt cũi trong phòng của bạn.

4. Có phải với trẻ sơ sinh, môi trường phải thật yên tĩnh con mới ngủ ngon?

Nhiều cha mẹ thường quan niệm: Khi trẻ sơ sinh ngủ thì nên thật yên tĩnh. Điều này chưa đúng vì thực chất khi trẻ chưa sinh ra còn trong bụng mẹ, trẻ vẫn đều đặn nghe rất nhiều âm thanh từ môi trường bên ngoài. Do đó, một không gian quá yên tĩnh đôi lúc làm bé khá khó chịu và hay khóc. Nhưng, cũng đừng quá ồn ào, gào thét cũng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Tốt nhất, đừng quá hoàn hảo, bạn chỉ nên hạn chế những âm thanh quá lớn, nhưng tiếng bước chân, tiếng nói chuyện của bạn hoặc tiếng radio/tv phòng bên cạnh không làm bé khó chịu như bạn nghĩ. Người mẹ quá nhiều áp lực rồi, hãy thả lỏng và tôi tin rằng: Con của bạn cũng muốn bạn thả lỏng, đừng cái gì cững gồng cứng, hãy luôn là bạn!

Theo PL.XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ