Cơ hội vàng kiếm việc làm cho cử nhân Tâm lý học trường học

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền trong buổi cung cấp thông tin tuyển sinh cho báo chí: sinh viên theo học chuyên ngành Tâm lý học trường học có cơ hội vàng kiếm việc làm sau tốt nghiệp
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền trong buổi cung cấp thông tin tuyển sinh cho báo chí: sinh viên theo học chuyên ngành Tâm lý học trường học có cơ hội vàng kiếm việc làm sau tốt nghiệp

Nhu cầu về chuyên gia tâm lý học trong trường phổ thông

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền – Trưởng Khoa Tâm lý – Giáo dục, hiện tượng một số học sinh THPT, THCS gặp phải những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè…những khúc mắc không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời nên dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Do đó, điều các em mong mỏi là cần có một phòng tư vấn tâm lý riêng, kín đáo đặt trong trường với một đội ngũ cán bộ chuyên trách tư vấn tâm lý được đào tạo bài bản, có chuyên môn nghiệp vụ để thuận tiện cho các em có thể đến và chia sẻ về các vấn đề tâm lý của bản thân một cách thoải mái và tự tin nhất.

Nhận thấy ý nghĩa và tác dụng của công tác tư vấn tâm lý đối với học sinh, Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý học sinh trường phổ thông. Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để các nhà trường đưa công tác tư vấn tâm lý đi vào hoạt động bài bản, hiệu quả.

Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành). Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Trước mắt, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các trường đại học sư phạm có đào tạo ngành Tâm lý học đường để tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia công tác này

Chương trình đào tạo bài bản đội ngũ tư vấn tâm lý học đường

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền chia sẻ: Nhận thấy sự cần thiết phải có một chương trình đào tạo bài bản dành cho cử nhân tâm lý giáo dục sau khi ra trường đảm nhiệm công tác tư vấn tâm lý học đường, Năm học 2018- 2019, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên đã xây dựng đề án mở mã ngành Tâm lý học giáo dục với chương trình đào tạo Tâm lý học trường học. Thời gian đào tạo cho toàn khóa học là 4 năm.

Trong đó 2 năm đầu dành cho khối kiến thức giáo dục tổng quát và khoa học cơ bản; 2 năm cuối dành cho khối kiến thức chuyên ngành và kiến thức nghiệp vụ.

Trong giai đoạn này, sinh viên được học các môn chuyên sâu về tư vấn, tham vấn tâm lý như: Kỹ năng tham vấn tâm lý; Tư vấn hướng nghiệp; Hỗ trợ, can thiệp cho trẻ có khó khăn về tâm lý; Tâm lý học trẻ có nhu cầu đặc biệt; Chẩn đoán, đánh giá tâm lý; Tâm lý học học đường.

Các môn học đều phân chia trọng số giữa giờ lý thuyết và thực hành là 50/50. Ngoài ra, ở mỗi môn học các em đều có giờ dành cho thực tế chuyên môn. Các em sẽ xuống các Trường phổ thông, các cơ sở giáo dục chuyên biệt để làm công tác tư vấn, hỗ trợ cho trẻ có khó khăn tâm lý.

Tư vấn tâm lý học đường là một công việc không dễ dàng, do đó, các chuyên gia tư vấn tâm lý học đường phải có trải nghiệm trong cuộc sống; phải tham gia vào các hoạt động giáo dục; thực hiện một số nguyên tắc trong tư vấn học đường.

Tuyệt đối không sử dụng người không có chuyên môn để tham gia tư vấn tâm lý bởi nếu không có kiến thức chuyên ngành, nếu không được trang bị về kỹ năng tư vấn, rất có thể sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Do đó, cần ban hành quy định, trong đó xác định rõ ai được làm và không được làm tư vấn.

“Đây chính là cơ hội vàng về công việc sau tốt nghiệp cho tất cả các sinh viên theo học chuyên ngành Tâm lý học giáo dục”- PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền khẳng định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.