Cơ hội tìm hiểu về quan hệ biến đổi khí hậu và giáo dục cho học sinh ASEAN

GD&TĐ - Hội đồng Anh phối hợp Bộ Ngoại giao và Phát triển Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len triển khai chương trình “Biến đổi khí hậu và giáo dục cho trẻ em gái tại ASEAN – vòng tròn luẩn quẩn hay vấn đề đạo đức?”

Cuộc thi nhằm tăng hiểu biết của trẻ em về quan hệ biến đổi khí hậu và giáo dục.
Cuộc thi nhằm tăng hiểu biết của trẻ em về quan hệ biến đổi khí hậu và giáo dục.

Chương trình nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức với các vấn đề toàn cầu về biến đổi khí hậu và giáo dục cho trẻ em gái trên toàn ASEAN.

Biến đổi khí hậu và giáo dục cho trẻ em gái hiện đang là những ưu tiên toàn cầu. Tuy nhiên mối quan hệ nhân quả giữa hai thách thức này lại ít được biết đến.

Chương trình “Biến đổi Khí hậu và giáo dục cho trẻ em gái tại ASEAN” được thiết kế với mục tiêu tăng cường nhận thức về tác động qua lại giữa hai thách thức này và cung cấp các nền tảng thảo luận và hợp tác tiềm năng giữa những người trẻ tuổi, các nhà giáo dục, chuyên gia và nhà hoạch định chính sách ở 10 quốc gia ASEAN và Đông Timor. Chương trình hi vọng sẽ nâng cao nhận thức và truyền cảm hứng cho sự tham gia của các cộng đồng và các cấp chính sách trong tương lai dài hạn.

Chia sẻ về chương trình, ông Leighton Ernsberger, Giám đốc Chương trình giáo dục và tiếng Anh của Hội đồng Anh cho biết: “Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu là không đồng đều và liên quan chặt chẽ đến các vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng giới. Hậu quả của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt nghiêm trọng hoặc hạn hán trái mùa đã tác động nặng nề đến trẻ em trong đó có nhiều trẻ em gái, đặc biệt là những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Với tình trạng bất bình đẳng giới đang diễn ra phổ biến, trẻ em gái ít có khả năng quay lại trường học và có được các kỹ năng cần thiết để thích ứng với khủng hoảng khí hậu.

Các quốc gia đầu tư vào giáo dục trẻ em gái thường ít phải chịu thiệt hại do hạn hán và lũ lụt hơn so với các quốc gia nơi có trình độ học vấn của trẻ em gái còn tương đối thấp. Giáo dục cho trẻ em gái, đặc biệt là giáo dục trung học, đã được xác định là yếu tố quyết định kinh tế xã hội quan trọng nhất để giảm tính dễ bị tổn thương trước tác động của các thảm họa liên quan đến thời tiết và thời tiết khắc nghiệt.”

Chương trình gồm 3 hoạt động chính (Cuộc thi thiết kế áp phích; Tài liệu miễn phí cho các trường học; Hội thảo đối thoại chính sách), hướng tới đối tượng người trẻ tuổi, các nhà giáo dục và nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia ASEAN nhằm tăng cường nhận thức về tác động tích cực và tiêu cực giữa biến đổi khí hậu và giáo dục cho trẻ em gái.

Cuộc thi dành cho mọi học sinhHội đồng, trong độ tuổi từ 14 đến 17 tuổi đến từ 11 quốc gia; Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, CHDCND Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đông Timo và Việt Nam. Học sinh có thể tham gia cuộc thi với tư cách cá nhân hoặc theo nhóm 2-3 người, tối đa là 3 người.

Các học sinh đoạt giải sẽ nhận được chứng chỉ từ Hội đồng Anh và cơ hội tham dự sự kiện đối thoại chính sách vào tháng 5/2022.

Các giáo viên hỗ trợ học sinh đoạt giải cũng sẽ nhận được chứng chỉ từ Hội đồng Anh.

Các áp phích đồ họa thông tin đoạt giải trong cuộc thi sẽ được giới thiệu cho các nhà hoạch định chính sách quan trọng về Giáo dục ở Châu Á tại sự kiện đối thoại chính sách vào tháng 5/2022.

Cuộc thi diễn ra từ ngày 25/3 đến ngày 24/4/2022. Kết quả sẽ được công bố trực tuyến vào ngày 02/5/2022.

Tham khảo thông tin cuộc thi tại: https://www.britishcouncil.vn/cac-chuong-trinh/ket-noi-vi-khi-hau/giao-duc-tre-em-gai/cuoc-thi-thiet-ke-ap-phich

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.