Cơ hội, thách thức với công tác văn thư lưu trữ thời Cách mạng CN 4.0

GD&TĐ - Nhận diện và xác định rõ những vấn đề đặt ra đối với công tác văn thư, lưu trữ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, ngày  15/5, tại trụ sở Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức tọa đàm khoa học “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến công tác văn thư, lưu trữ”.

Quang cảnh buổi Tọa đàm
Quang cảnh buổi Tọa đàm

Tham dự tọa đàm có ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, cùng các Phó Cục trưởng, đại diện 29 cơ quan, bộ ngành, đại diện các cơ sở đào tạo về văn thư, lưu trữ và các chuyên gia về công nghệ,  các thành viên Ban xây dựng đề án “Quản lý lưu trữ tài liệu điện tử tại các cơ quan lưu trữ nhà nước”, công chức viên chức các đơn vị chức năng và tổ chức sự nghiệp thuộc Cục, các báo cáo viên.

Cục trưởng Đặng Thanh Tùng phát biểu khai mạc tọa đàm
Cục trưởng Đặng Thanh Tùng phát biểu khai mạc tọa đàm 

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Cục trưởng Đặng Thanh Tùng khẳng định, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động và thúc đẩy xu hướng chuyển dịch từ cách thức truyền thống sang tự động hóa ở mọi ngành, mọi lĩnh vực trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, trong đó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trong thời gian từ nay đến năm 2012 tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm để phù hợp với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng Công nghiệp này.

Vậy, trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, công tác văn thư, lưu trữ như thế nào? Cơ hội và thách thức đặt ra đối với công tác văn thư, lưu trữ là gì? Chính sách quản lý về văn thư, lưu trữ cần thay đổi như thế nào?...

Tọa đàm nhằm trao đổi về cuộc Cách mạng, chỉ ra những cơ hội thách thức đối với công tác văn thư lưu trữ,… là việc tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên.

PGS-TS. Nguyễn Thị Thu Vân - Trưởng Khoa Văn bản và Công nghệ Hành chính, Học viện Hành chính quốc gia trình bày ý kiến tại Tọa đàm
PGS-TS. Nguyễn Thị Thu Vân - Trưởng Khoa Văn bản và Công nghệ Hành chính, Học viện Hành chính quốc gia trình bày ý kiến tại Tọa đàm  

10 báo cáo tham luận tại Hội thảo đề cập đến những nội dung cơ bản về Cách mạng Công nghiệp 4.0, sự tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và sự chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, các báo cáo bước đầu làm rõ những cơ hội và thách thức của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với công tác văn thư lưu trữ, xu hướng và tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến môi trường thông tin số; Quản lý lưu trữ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0; những tác động của Internet đến công tác văn thư, lưu trữ;...

Các tham luận cùng với các ý kiến trao đổi từ các nhà quản lý, các nhà khoa học, chuyên gia tại Tọa đàm đã góp phần làm rõ những đặc trưng, cũng như tác động; những cơ hội, thách thức của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với công tác văn thư lưu trữ hiện nay, cũng như những xu thế, xu hướng đối với công tác này trong thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

EU trên đường 'cai' khí đốt Nga

GD&TĐ - Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra hơn 3 năm trước, khối EU đã thực hiện lộ trình 'cai dần' nguồn khí đốt Nga.