Khoa cử Việt Nam xưa trong di sản tư liệu thế giới

GD&TĐ - Chiều ngày 5-3, tại Văn Miếu –Quốc Tử Giám, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Trung tâm lưu trữ quốc gia VI thuộc Cục văn thư lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ tổ chức khai mạc trưng bày triển lãm chuyên đề “Khoa cử Việt Nam xưa trong di sản tư liệu thế giới”.

Cắt băng khai mạc triển lãm
Cắt băng khai mạc triển lãm

Tham dự lễ khai mạc triển lãm có ông Triệu Văn Cường – Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Đặng Thanh Tùng – Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước; ông Tạ Đình Phong – Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Trương Minh Tiến – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội; ông Dương Trung Quốc Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Triển lãm giới thiệu đến công chúng hơn 50 tài liệu phản ánh về nền khoa cử của Việt Nam xưa. Đặc biệt trong đó có cả 7 phiên bản Mộc bản triều Nguyễn được trưng bày. Các hình ảnh, tư liệu được lựa chọn từ 3 di sản thế giới của Việt Nam là Mộc bản Triều Nguyễn; Châu bản Triều Nguyễn và Bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ông Triệu Văn Cường – Thứ trưởng Bộ Nội vụ tặng hoa chúc mừngkhai mạc triển lãm
Ông Triệu Văn Cường – Thứ trưởng Bộ Nội vụ tặng hoa chúc mừngkhai mạc triển lãm

Bố cục triển lãm gồm 03 phần: Lịch sử giáo dục và khoa cử Việt Nam qua các triều đại; Quốc Tử giám – trung tâ, giáo dục cao cấp thời quân chủ; và Bia đề danh Tiến sĩ và các nhà khoa bảng tiêu biểu. Bố cục được thể hiện qua 07 phiên bản Mộc bản triều Nguyễn và 40 giá trưng bày nội dung 56 tài liệu của 03 Di sản tư liệu thế giới của Việt Nam hiện nay.

Qua đó, triển lãm không chỉ phần nào tái hiện lại bức tranh sinh động của nền giáo dục, khoa cử; chế độ thi cử ; danh nhân khoa bảng, ân điển của quốc gia đối với người đỗ đạt… mà còn góp phần quảng bá, tôn vinh giá trị của các di sản tư liệu của việt Nam đã được thế giới công nhận.

Ông Đặng Thanh Tùng – Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước phát biểu khai mạc triển lãm
Ông Đặng Thanh Tùng – Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước phát biểu khai mạc triển lãm

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Đặng Thanh Tùng – Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước cho rằng, đây là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu, cho công chúng trong và ngoài nước yêu thích văn hóa lịch sử, tìm hiểu sâu hơn về nền giáo dục và nền văn hóa Việt Nam.

Đây cũng là nguồn tư liệu quý cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách, để  xây dựng một xã hội học tập, là đòi hỏi tất yếu của  cách mạng công nghiệp và sự phát triển bền vững trong thế kỷ 21.

Đây cũng chính là nguồn tư liệu sinh động cho các thế hệ học trò biết được tấm gương hiếu học, các bậc hiền tài, đức cao, đạo trọng, từ đó hun đúc truyền thống hiếu học của dân tộc.

Triển lãm không chỉ phần nào tái hiện lại bức tranh sinh động của nền giáo dục, khoa cử; chế độ thi cử ; danh nhân khoa bảng, ân điển của quốc gia đối với người đỗ đạt… mà còn góp phần quảng bá, tôn vinh giá trị của các di sản tư liệu của việt Nam đã được thế giới công nhận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.