Cơ hội nào để EU tìm ra 'thuốc giải độc' tên lửa siêu thanh?

GD&TĐ - Tập đoàn công nghiệp quốc phòng châu Âu MBDA đã công bố kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ chống tên lửa siêu thanh chỉ trong 3 năm.

Cơ hội nào để EU tìm ra 'thuốc giải độc' tên lửa siêu thanh?

Liệu châu Âu có thể thực hiện được ước mơ của mình hay không và những khó khăn nào có thể nảy sinh trong quá trình phát triển, vấn đề trên đã được Chủ tịch Đoàn chủ tịch tổ chức toàn Nga “Sĩ quan Nga”, Anh hùng nước Nga - Thiếu tướng Sergey Lipovoy đánh giá.

Trước đó ông Eric Bérange - Giám đốc điều hành của MBDA đã nói rằng hệ thống phòng thủ mà họ muốn triển khai khắp châu Âu sẽ có khả năng bắn hạ tên lửa bay với tốc độ 11.000 km/h.

Khi bình luận về kế hoạch của MBDA, Thiếu tướng Sergei Lipovoy nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin và lưu ý rằng trong khi phương Tây cố bắt kịp Nga thì Moskva sẽ còn tiến xa hơn nữa trong những bước phát triển của mình.

Thiếu tướng Sergei Lipovoy tin rằng châu Âu không thể bắt kịp Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh.
Thiếu tướng Sergei Lipovoy tin rằng châu Âu không thể bắt kịp Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh.

Thiếu tướng Lipovoy nhấn mạnh, việc tạo ra vũ khí siêu thanh có một số khó khăn về công nghệ, tuy nhiên các chuyên gia Nga đã giải quyết được vấn đề, không giống như các đồng nghiệp từ châu Âu.

Các nhà khoa học phương Tây vẫn đang nghiên cứu để tạo ra một tên lửa có thể đạt tốc độ siêu thanh, theo ông Lipovoy, tụt hậu của EU so với Nga là rõ ràng:

“Lực lượng vũ trang của chúng ta đã cho thấy lợi thế rất lớn về vũ khí, trang thiết bị so với phương Tây, giờ đây tất cả các chính trị gia Mỹ và EU, không chỉ các nhà khoa học tên lửa và tất cả các tập đoàn công nghiệp quốc phòng, đang phải lao vào làm việc để tìm ra 'thuốc giải độc' cho tên lửa siêu thanh của Nga".

Tuy nhiên trong khi châu Âu đang làm điều này, Nga sẽ phát triển các loại vũ khí khác mà phương Tây không thể bắt kịp, Thiếu tướng Lipovoy tin chắc:

“Vũ khí của chúng tôi là một công cụ răn đe mạnh mẽ và các nhà thiết kế tại nước Nga không ngồi yên mà tiếp tục làm việc tích cực, để cải tiến các loại vũ khí có trong thành phần tác chiến của quân đội”.

Theo PolitExpet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.

Sản phẩm Chăm sóc mũi cho bé Lovie