Tiên phong trong đổi mới
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi là một trường nằm ở vùng nông thôn thuộc cánh Đông của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Với ưu thế đất đai, nước tưới, kinh tế vườn, đời sống kinh tế của người dân nơi đây đã có nhiều phát triển nhưng vẫn còn nhiều hoàn cảnh khó khăn, một số phụ huynh phải đi làm thuê hoặc đi làm ăn xa; hộ nghèo và cận nghèo hằng năm còn nhiều.
Chính những điều này đã ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh cũng như công tác xã hội hóa. Khu công nghiệp Giao Long thu hút nguồn lao động khá lớn dẫn đến một số học sinh bỏ học hoặc không tiếp tục theo học cao đẳng, đại học sau khi tốt nghiệp.
Cô Cẩm chia sẻ: Tình yêu nghề nồng nàn cùng bản thân luôn ý thức thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường nên tôi đã cùng tập thể giáo viên cùng đồng lòng, tích cực, sáng tạo và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trường hiện nay. Với vai trò của một người đứng đầu, bản thân luôn biết gương mẫu, đi đầu trong các lĩnh vực công tác để tập thể theo đó phấn đấu vươn lên trong thực hiện nhiệm vụ. Trong điều kiện giáo dục địa phương còn nhiều khó khăn, năng lực học tập của học sinh còn nhiều hạn chế, thế nhưng trường đã tạo dựng lòng tin trong nhân dân.
Cố tự ý thức mình phải tiên phong trong tham gia các cuộc vận động, tích cực thực hiện phong trào và có những đóng góp thiết thực cho công tác để tạo động lực cho đồng nghiệp tin tưởng, đồng hành trên chặng đường gian khó nhưng đầy vinh quang. “Là một cán bộ quản lý, bản thân tôi luôn tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho Công đoàn trong chăm lo đời sống của CBGV-NV nhà trường, quan tâm giúp đỡ kịp thời những trường hợp gặp khó khăn trong đời sống và công tác. Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn thanh niên trong tổ chức thực hiện các hoạt động, phong trào, quản lý nề nếp của học sinh. Trong các năm qua, học sinh nhà trường được xếp loại hạnh kiểm khá-tốt" - cô Cẩm cho biết.
Những giải pháp, sáng kiến
Cô Cẩm tâm sự: Trường thuộc vùng nông thôn, cùng với cơ chế tuyển sinh 2 nguyện vọng hàng năm dẫn đến hệ lụy trường tuyển được rất ít học sinh khá, giỏi và tuyển không đủ chỉ tiêu được giao, bình quân hàng năm từ 20 đến 30 học sinh không đăng ký nhập học. Số học sinh đỗ nguyện vọng 2 thường ở xa trường, việc đi lại học tập khá bất tiện. Những học sinh không có động cơ học tập đúng, không theo nổi chương trình, không được sự quan tâm đúng mực từ gia đình do kinh tế khó khăn phải đi làm ăn xa, hoàn cảnh gia đình có cha mẹ ly hôn phải sống với ông, bà là những nguyên nhân ảnh hưởng đến ý thức phấn đấu trong học tập của các em. Trong đầu cô luôn đặt câu hỏi: Làm thế nào để khắc phục hạn chế trên?
Từ trăn trở đó, cùng với tập thể giáo viên nhà trường đánh giá thực tế, tâm tự nguyện vọng của học sinh. Năm học 2019 – 2020, nhà giáo Phan Thị Hồng Cẩm đã có sáng kiến “Xây dựng và quản lí Câu lạc bộ khởi nghiệp ở trường THPT dựa theo mô hình dự án phát triển giáo dục”. Tác động của sàng kiến là giúp tăng cường hiệu quả hoạt động giáo dục khởi nghiệp trong nhà trường dựa trên nhiều nguồn kinh phí, góp phần tiết kiệm ngân sách. Nhà trường tạo được uy tín và niềm tin trong xã hội. Sáng kiến này cũng khi đưa vào hoạt động giáo dục cũng giúp nhà trường ổn định chất lượng dạy – học. Học sinh ra trường tiếp tục học tập, khởi nghiệp theo những định hướng phù hợp từ tư vấn của thầy cô.
Nối tiếp thành công đó, năm học 2020 – 2021, nhà giáo Phan Thị Hồng Cẩm lại có sáng kiến “Biện pháp giúp học sinh lớp chủ nhiệm liên hệ, vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tiễn thông qua nguồn học liệu mở”. Hiệu quả của sáng kiến đã tạo đổi thay tích cực từ giáo viên, giúp giáo viên chủ nhiệm phát huy được tính chủ động trong công tác chủ nhiệm, được trao dồi và có kinh nghiệm hơn trong việc tham mưu phối hợp nhằm đổi mới phương pháp, cách tổ chức, tác động và giáo dục ý thức học tập cho học sinh (nói chung), vận dụng rèn luyện kiến thức vảo thực tiễn (nói riêng). Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn tăng cường mối quan hệ gắn bó, kết nối nhiều hơn với học sinh các lớp góp phần nâng cao chất lượng toàn diện học sinh.