Có hay không việc thúc đẩy tiêm vắc xin Covid-19 vì sắp hết hạn?

GD&TĐ - Hiện vẫn có ý kiến tuy không chủ đạo nhưng vẫn lan tỏa làm người dân hơi ái ngại liên quan đến việc vắc xin có thể sắp hết hạn. Chuyện đó có hay không hay chỉ là tin giả trên mạng xã hội?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trả lời về vấn đề này trên tọa đàm "Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng Covid-19 trong bối cảnh hiện nay?” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, GS. Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, vắc xin được nghiên cứu rất kỹ, đặc biệt là sự ổn định.

Ví dụ, hạn sử dụng của vắc xin là 9 tháng thì có nghĩa người ta đã nghiên cứu tới 12- 15 tháng, thậm chí hơn nữa.

Ta thấy rằng tính ổn định 9 tháng nghĩa là nó đảm bảo được trong vòng 9 tháng hiệu quả là như nhau chứ không có chuyện 7 tháng thì tốt hơn 9 tháng.

Thứ hai, đối với Việt Nam chúng ta, bố mẹ đưa con đi tiêm chủng thì đều đề nghị nhân viên y tế cho xem hạn sử dụng trên lọ. Như vậy các hoạt động hiện nay đều được bảo đảm.

Thứ ba, trong các hoạt động, từ phân bổ vắc xin, được giám sát rất đầy đủ của các bên: Bộ Y tế, chính quyền các cấp.

Như vậy vấn đề chất lượng vắc xin từ hướng dẫn, vận chuyển, bảo quản đến sử dụng, tôi thấy rất bảo đảm sự an toàn để bà con yên tâm để đi tiêm.

Đấy là trách nhiệm của ngành y tế, của chính quyền và bản thân người dân cũng giám sát để bảo đảm tốt nhất cho những người được tiêm phòng.

Liên quan đến một vấn đề nữa mà nhiều người băn khoăn là tác động phụ. Người ta nói là nếu tiêm mũi 3, rồi mũi 4 thì phản ứng phụ sẽ mạnh hơn và để lại hệ lụy lớn cho những người tiêm. Thực chất là không có chứng cứ gì cả nhưng cứ lan tỏa như vậy làm người dân ái ngại.

Từ góc độ khoa học, từ góc độ số liệu và chứng cứ, GS. Phan Trọng Lân phân tích, phải nói rằng, đối với tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 chưa bao giờ lớn như vậy, ở tất cả các độ tuổi trong thời gian ngắn tiêm rất nhiều. Nhưng thường đối với vắc xin, người ta nghiên cứu trên phạm vi lớn và đã kết luận.

Còn đối với mỗi cá nhân thường có khác biệt nhau trong đáp ứng, đặc biệt là vấn đề ngẫu nhiên.

Phải nói rằng, vấn đề ngẫu nhiên như mệt mỏi có nhiều lý do nhưng cũng đổ cho vắc xin. Những việc khác đôi khi khó nói cũng đổ cho vắc xin. Nói vậy là để chia sẻ với những vấn đề người dân đưa ra.

Nhưng ngược lại, đối với vắc xin, chúng ta phải có những bằng chứng và phải nghiên cứu.

Ở đây thì nhiều nghiên cứu, đặc biệt là các nước phát triển họ nghiên cứu rất đầy đủ và thấy rằng trong 4 mũi tiêm thì tiêm mũi 3, mũi 4 có ý nghĩa nhắc lại lần 1, lần 2 nên ở giữa mức phản ứng của mũi 1, mũi 2.

Ví dụ như vắc xin Pfize thì tiêm mũi 2 phản ứng hơn mũi 1 còn mũi 3, mũi 4 ít phản ứng hơn mũi 2.

Đấy là những nghiên cứu bài bản và có công bố quốc tế thường xuyên, có kiểm tra giám sát. Do đó, những người đi tiêm yên tâm và cứ sống vui vẻ, ăn thức ăn có miễn dịch là chúng ta yên tâm.

Đặc biệt, bên cạnh chúng ta có cả thế giới, có các tổ chức quốc tế, và các cán bộ y tế Việt Nam, chắc chắn tất cả đều vì sức khỏe người dân, làm thế nào bảo đảm miễn dịch tốt nhất để phòng dịch.

"Tôi phải nói rằng, không phải chỉ bây giờ mà kể cả những biến thể tương lai nếu có thì tiêm vắc xin sẽ giúp giảm nhẹ rất nhiều." - GS Lân nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.