Cô gái suýt tử vong do dị dạng mạch máu ở ruột non

GDTĐ - Bệnh nhân 21 tuổi (ngụ quận Tân Phú) suýt chết do bị dị dạng mạch máu "khủng" ở ruột non hiếm gặp, gây xuất huyết ồ ạt. 

Bệnh nhân B.T.T.L. (21 tuổi, ngụ quận Tân Phú) bị dị dạng mạch máu ruột non hiếm gặp, nguy hiểm đe doạ tính mạng.
Bệnh nhân B.T.T.L. (21 tuổi, ngụ quận Tân Phú) bị dị dạng mạch máu ruột non hiếm gặp, nguy hiểm đe doạ tính mạng.

Ngày 10/10, thông tin từ Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM), đơn vị cứu sống bệnh nhân B.T.T.L. (21 tuổi, ngụ quận Tân Phú) bị dị dạng mạch máu ruột non hiếm gặp, nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Theo đó, bệnh nhân L. nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, đi ngoài máu đỏ bầm, phân đen, huyết áp tụt, mạch nhanh, da niêm xanh…

Khai thác bệnh sử, bệnh nhân L. kể khi ngủ dậy cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng kèm theo cảm giác muốn đi vệ sinh; đi vệ sinh phát hiện có máu nên nghỉ ngơi tại phòng nhưng do quá mệt nên đã ngất xỉu và được bạn cùng phòng đưa vào viện cấp cứu.

BS Vũ Lộc - Trưởng ekip phẫu thuật, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, bệnh nhân L. được tiến hành hồi sức và hội chẩn kịp thời.

Trong quá trình nội soi dạ dày, các bác sĩ không phát hiện vị trí chảy máu ở dạ dày. Chụp CT cản quang bụng, phát hiện dị dạng mạch máu gây chảy máu trong lòng ruột. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa trong đó có ekip can thiệp mạch tạng hỗ trợ, kiểm tra phát hiện bệnh nhân L. bị dị dạng mạch máu ở ruột non.

1000098744-7547.jpg
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

TS.BS.CKII Hồ Đức - Trưởng Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Thống Nhất nhận định, trong quá trình chụp phát hiện máu tiếp tục chảy, dị dạng mạch máu to không thể can thiệp trực tiếp nên bệnh viện hội chẩn nhanh với ekip can thiệp mạch, ekip phẫu thuật và lãnh đạo khoa ngoại.

Sau hội chẩn, ekip quyết định thả coil vào vị trí chảy máu sau đó chuyển qua cấp cứu ngay lập tức.

Theo BS.CKII Đức, ruột non là đoạn ruột có chiều dài khoảng 4-5m, nhờ việc phối hợp của việc thả coil nên chụp X-Quang C-Arm xác định chính xác vị trí chảy máu trong ruột non.

Ghi nhận bệnh nhân có 3 điểm xuất huyết ở ruột non, ekip phẫu thuật tiến hành cắt bỏ đoạn ruột có điểm tắc mạch và nối lại.

Ca mổ kéo dài 1 tiếng, sau phẫu thuật bệnh nhân L. phục hồi ngoạn mục, chỉ 4-5 tiếng da niêm bệnh nhân L. hồng và có thể ngồi dậy vận động. Sau 5 ngày phẫu thuật, bệnh nhân L. xuất viện.

Đối với xuất huyết tiêu hóa, 50% là xuất huyết tiêu hóa trên, 40% là xuất huyết tiêu hóa dưới, 10% là xuất huyết tiêu hóa ruột non. Có rất nhiều nguyên nhân gây xuất huyết ruột non, trong đó nguyên nhân do dị dạng mạch máu chủ chiếm 1-2%.

"Đây được coi là xuất huyết bất thường, cho tới nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây dị dạng mạch máu này. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do mất máu”, BS.CKII Đức lưu ý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Điều hòa phải bật 24/24 giờ để duy trì nhiệt độ tằm mới phát triển tốt.

Lắp điều hòa cho … tằm

GD&TĐ - Phương pháp nuôi tằm trong phòng lạnh giúp hiệu quả kinh tế tăng gấp 3 lần so với nuôi ngoài điều kiện bình thường.

Ảnh minh họa: INT.

Truyện ngắn: Duyên muộn

GD&TĐ - Năm nay Túc đã ở hàng “băm”. Anh có “thâm niên” hơn 20 năm bươn chải nơi xứ người với nghề bán vé số dạo.

Ảnh: Quốc Bình.

Củ cải khô

GD&TĐ - Sau bao nhiêu cái đợi thì mẹ mới rinh 20 kg củ cải về để thỏa niềm mong ngóng của mấy bố con.