Cố đô Huế tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng

GD&TĐ - Chiều 9/3, tại trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Sở Văn hóa,Thể thao & Du lịch tổ chức lễ tưởng niệm, bày tỏ niềm tiếc thương đối với sự ra đi của một danh họa tài ba của Việt Nam và thế giới. 

Cố đô Huế tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng
Cố đô Huế tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng ảnh 1Cố đô Huế tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng ảnh 2Cố đô Huế tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng ảnh 3Cố đô Huế tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng ảnh 4Cố đô Huế tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng ảnh 5Cố đô Huế tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng ảnh 6
Tham dự Lễ tưởng niệm có các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp cùng văn nghệ sĩ và những người yêu mến ông.

Họa sĩ Lê Bá Đảng sinh năm 1921 tại huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Năm 18 tuổi, ông sang Pháp và theo học tại Học viện Nghệ thuật Toulouse. Cả cuộc đời ông là sự cống hiến không mệt mỏi cho nền nghệ thuật và dành tình yêu sâu sắc cho quê hương đất nước.

Trong những năm kháng chiến cứu nước, ngôi nhà của ông từng là địa điểm thân quen để họi họp, gặp mặt của các Đoàn cán bộ ngoại giao Việt Nam. 

Với tình yêu quê hương đất nước, với tình cảm luôn hướng về Tổ quốc, họa sĩ Lê Bá Đảng đã cùng với những họa sĩ nổi tiếng thế giới như Picaso, Matta, Pigion, kêu gọi các văn nghệ sĩ, trí thức trên thế giới tham gia vào “Ngày vì trí thức Việt Nam” để ủng hộ hòa bình và chống chiến tranh Việt Nam. 

Bên cạnh đó, tình yêu quê hương được họa sĩ Lê Bá Đảng thể hiện bằng tài năng của mình qua các bộ sưu tập có giá trị đầy sức sống, chất triết lý về con người và vũ trụ; các bộ sưu tập về đề tài chiến tranh, về quê hương đất nước, giàu bản sắc văn hóa hào hùng của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam như tác phẩm “Từ thời Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh”, bộ tranh Thánh Gióng, Đêm Trường Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh, chiến thắng Điện Biên Phủ…

Với những đóng góp xuất sắc, Họa sĩ Lê Bá Đảng vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước, danh hiệu “Vinh danh nước Việt” cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Ông cũng được giới nghệ thuật tôn vinh là họa sư bậc thầy hội họa.

Đặc biệt, với tình cảm sâu sắc dành cho quê hương và mong muốn đóng góp cho lĩnh vực nghệ thuật nước nhà. Ông đã trao tặng cho nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 349 tác phẩm và 45 tư liệu có giá trị lớn về vật chất lẫn tinh thần. 

Từ năm 2006, Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng trên đường Lê Lợi – thành phố Huế đã được hình thành. Tại đây, đã trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của ông, bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa – nghệ thuật, nhiều buổi nói chuyện về nghệ thuật hội họa cũng đã được tổ chức trong không gian này, trở thành một điểm đến văn hóa không thể thiếu của người dân và du khách.

Trong quá trình hơn 70 năm hoạt động nghệ thuật của mình, mặc dù sống xa quê hương, nhưng ông luôn hướng về Tổ quốc nơi mảnh đất đã sinh ra mình. 

Ông đã cùng với các họa sĩ nổi tiếng thế giới như Picasso, Matta, Pigion,... kêu gọi các văn nghệ sĩ, trí thức trên thế giới tham gia vào "Ngày vì tri thức Việt Nam" để ủng hộ hòa bình và chống chiến tranh Việt Nam. 

Năm 1946, ông là một trong hai sinh viên ưu tú được Hội những người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài cử làm đại diện đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Chính phủ Việt Nam sang Pháp tham dự Hội nghị Fontainble tại Sân bay Charles de Gaules. 

Tất cả trong ông, một Việt Nam mang tinh thần "thượng viện" (chữ dùng của nhà văn Tô Nhuận Vỹ), rất sang trọng, hào hoa, sâu thẳm và mạnh mẽ. Cái tinh thần đó làm nên sự cuốn hút trong những tác phẩm của ông, mà như ông tự nhận, "không thể giống ai hết".

Phát biểu tại lễ truy điệu nhà văn Tô Nhuận Vỹ - Một người bạn của họa sĩ Lê Bá Đảng - xúc động nói: “Trong giây phút đau buồn khi nghe tin anh ra đi, tôi muốn nói đôi lời tiễn anh về chốn vĩnh hằng mà không sao nói được. Nói gì về anh, viết gì về anh?

Người ta đã nói đã viết quá nhiều về anh. Chúng tôi đã nói, đã viết không ít về anh. Về bàn chân Giao Chỉ, về Hạt gạo Trường Sơn, về Ngựa, về Mèo, về Mắt, về Thiền Xanh về tranh hai mặt về nghệ thuật sắc không, về sắc sắc không không…. 

Về hàng rào mỹ thuật trên chính vùng đất ngày xưa giặc Mỹ xây dựng hàng rào điện tử Mắc-na-ma-ra về các đài liệt sĩ theo mô hình đài Cổ Loa trên khắp đất nước Việt Nam”....

Lúc còn sống Lê Bá Đảng đã từng kể với nhà văn Tô Nhuận Vỹ: “Hồi còn nghèo, phải vẽ kiếm ăn từng bữa, giữa một xã hội rất bỡ ngỡ làm người Việt Nam giữa bọn giặc. 

Từ ngày đầu kháng chiến chống Pháp cho đến chống Mỹ tôi hoàn toàn vẽ tranh chống giặc, may là nhà tôi để tôi tự do, ít tiền nhưng lo đủ sơn, cọ, giấy vải, để tôi vẽ tranh chống giặc”.

Nhận xét về họa sĩ Lê Bá Đảng trong một bộ phim nói về ông gần đây, họa sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, đã phát biểu: “ Lê Bá Đảng có tác phẩm gần như tất cả các thể loại mỹ thuật, với thể loại nào ông cũng ở đỉnh cao”.

Ngày 9/3, bà Đinh Thị Hoài Trai - Giám đốc Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (tại Huế) - cho biết: Họa sĩ Lê Bá Đảng đã từ trần vào ngày 7/3 ở tuổi 94 tại Paris (Pháp) do tuổi cao sức yếu. Tang lễ của họa sĩ Lê Bá Đảng được tổ chức tại nhà riêng của họa sĩ ở Pháp.

Họa sĩ Lê Bá Đảng sinh ngày 27/6/1921 tại làng Bích La Đông (xã Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị). Cả cuộc đời ông là sự cống hiến không mệt mỏi cho nền nghệ thuật và dành tình yêu sâu sắc cho quê hương đất nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.