Phó trưởng phái bộ Anh Tom Dodd đi cùng một số quan chức cấp cao khác của Bộ Ngoại giao Anh, bao gồm cả người đứng đầu Ban Giám đốc Đông Âu và Trung Á (EECAD), Christopher Allan, khi ông đến muộn vào ngày 22/10.
Phái đoàn đi thẳng ra ngoài, theo sau là một nhóm phóng viên đông đảo, những người đã đặt cho ông Dodd một loạt câu hỏi khác nhau, bao gồm cả về vụ bê bối gián điệp gần đây dẫn đến việc trục xuất sáu nhà ngoại giao Anh.
Cảnh quay tại hiện trường cho thấy, ông Dodd cố giật máy ảnh từ các phóng viên, giật thẻ căn cước trên cổ một người và thô lỗ đẩy một người phụ nữ ra khỏi đường đi của mình.
Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông, nhiệm vụ chính của phái đoàn Anh sẽ là thanh tra công việc của phái bộ nước này tại Moscow sau vụ bê bối gián điệp.
Vào giữa tháng 9/2024, sáu nhân viên đại sứ quán Anh đã bị tuyên bố là người không được hoan nghênh vì bị cáo buộc tham gia vào "hoạt động lật đổ" và hoạt động gián điệp. London đã bác bỏ các cáo buộc là "hoàn toàn vô căn cứ".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã lên án mạnh mẽ vụ việc ở sân bay, và cho biết hành vi của ông Dodd đã chứng minh rõ ràng lập trường thực sự của London về "các tiêu chuẩn cao mà họ liên tục tuyên bố, quyền tự do báo chí và chủ nghĩa đa nguyên của phương tiện truyền thông".
“Chính quyền Anh và các nhà ngoại giao của họ tại Moscow cuối cùng cũng phải nhận ra rằng, họ nên dành những thói quen theo chủ nghĩa thực dân mới của mình cho các nhà báo trong nước”, bà Zakharova phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 23/10, đồng thời kêu gọi các nhà ngoại giao Anh tìm hiểu về luật pháp bảo vệ báo chí của Nga.
Hiện vẫn chưa rõ liệu ông Dodd có phải đối mặt với bất kỳ hậu quả nào do địa vị ngoại giao cao của ông hay không.
Bộ luật Hình sự của Nga có một điều khoản dành riêng để bảo vệ các nhà báo, với hành vi phá hoại công việc của họ có thể bị phạt tới sáu năm tù.